Học thuyết “Phên giậu” ra đời khi khoa học và công nghệ chưa phát triển.                    KS. Doãn Mạnh Dũng

Học thuyết “Phên giậu” ra đời khi khoa học và công nghệ chưa phát triển.                    KS. Doãn Mạnh Dũng

Sáng sớm ngày 24/2/2022 Tổng thống Putin thông báo sẽ triển khai  chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ người dân ở khu vực Donbas ( bao gồm Donbas và  Luhansk) của Ucraina. Quân Nga đã tiến vào Ucraina để “phi quân sự hóa” quốc gia này. Kế hoạch dự kiến chỉ vài ngày Nga sẽ chiếm thủ đô Kiev của Ucraina, nhưng đã kéo dài trên 1000 ngày. Nguyên nhân được Tổng thống Putin cho rằng vì NATO mở rộng về hướng Đông và Ucraina phải thành vùng đệm hay gọi là “Phên, giậu” giữa Nga và NATO.

Vậy tư duy biến các nước nhỏ thành “Phên, giậu ” từ đâu ?

Nước Nga rộng nhất thế giới, dân Nga ít. Vậy nước Nga sẽ bảo vệ lảnh thổ bằng cách nào ?

Theo các sự kiện trong lịch sử Thế giới cho ta thấy :

Ngày 23/8/1939, Liên Xô bí mật ký Hiệp ước với  Đức, chia nhau tấn công Ba lan.

Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Tây Ba Lan. Bắt đầu Thế chiến II.

Ngày 17/9/1939, Liên Xô tấn công Đông Ba Lan.

Như vậy tư duy chia cắt nước nhỏ, sử  dụng các nước nhỏ  nhằm tiêu hao kẻ thù nước Nga là chiến lược của nước Nga xuất hiện từ trước Thế chiến II, sau khi lật đổ chế độ phong kiến Sa Hoàng 1917.

Ngày 22/6/1941 Đức tin rằng đã khống chế toàn bộ châu Âu nên bất ngờ tấn công Liên Xô. Vì vậy Liên Xô từ vai trò đồng phạm gây ra Thế chiến II, đã thành nạn nhân và phải thực hiện chiến tranh vệ quốc.

Hội nghi Yalta với sự có mặt của  Churchill, Roosevelt và Stalin

Khi Thế chiến II chưa chấm dứt, Hội nghị Yalta tại Crimea từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 gồm Mỹ, Anh, Liên Xô. Trong Hội nghị Yalta, Joseph Stalin kêu gọi thành lập các vùng đệm tại châu Á  và châu Âu.

Hội nghị Yalta không chỉ quyết định số phận của nước Đức mà còn số phận của châu Âu  và cả vùng Viễn Đông châu Á trong nhiều năm sau.

Như vậy cái bẩy tạo vùng đệm, vùng chiến sự nhằm tiêu hao sinh lực kẻ thù Liên Xô đã được giăng ra từ 2/1945 và chờ con mồi.

Ngày 8/5/1945, nước Đức bị chia làm 4 phần .

Ngày 7/10/1949, nước Đức bị phân chia thành 2 phần Đông và Tây.

Năm 1953, bán đảo  Triều Tiên bị chia cắt thành Bắc và Nam tại vĩ tuyến 38.

Ngày 31/3/1954 Liên Xô gửi Công hàm cho Mỹ xin gia nhập NATO.

Ngày 7/5/1954 Mỹ có  Công hàm gửi Liên Xô cho rằng đề xuất ngày 31/3/1954 là phi lý.

Công hàm từ chối của Mỹ ngày 7/5/1954  đánh dấu bắt đầu thời điểm cuộc chiến tranh lạnh giữa hai  ý thức hệ với khẩu hiệu “Ai thắng ai ” mang tính toàn cầu.

Cuộc chiến tranh tại Việt Nam 1954-1975 đã giúp Liên Xô ổn định kiến thiết đất nước.

Từ 1976-1991 chiến tranh lạnh phát triển, Liên Xô ngày càng nghèo và tự tan rã  cuối năm 1991.

Ucraina là đồng minh với Nga trong Liên bang Xô Viết từ năm 1917 và là lực lượng xung kích của Liên Xô chống lại Ba Lan và phát xít Đức trong Thế chiến II. Nhờ nước Nga rộng lớn và nhiều tài nguyên thiên nhiên nên Ucraina có chổ dựa trong giai đoạn non trẻ. Còn nước Nga có Ucraina là  thêm  nguồn nhân lực bảo vệ phía Tây nước Nga. Truyện “Thép đã tôi thế đấy” đã giúp chúng ta hiểu mối quan hệ giữa  Nga và Ucraina.

Theo quy luật phát triển của nhân loại, trong giai đoạn đầu con người phải dùng nhiều tài nguyên cơ bắp và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra hàng hóa hay dịch vụ. Nhưng càng phát triển hàm lượng trí tuệ trong hàng hóa hay dịch vụ càng cao. Nước Nga với sự trị vì trên 20 năm của Tổng thống Putin chỉ chọn hành trình bán Tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế đất nước. Cách làm trên không thể thực hiện lời hứa của Tổng thống Putin với dân Nga. Còn người Ucraina tiếp cận nhiều với phương Tây nên tất nhiên họ sẽ chọn hành trình đưa nhiều trí tuệ vào hàng hóa và dịch vụ. Với hướng đi khác nhau trên, cuộc sống dân Ucraina ngày càng tốt hơn dân Nga và người Ucraina có hướng thân phương Tây hơn.

Thay vì cải cách nền Cộng hòa của  nước Nga để người Nga được thuận lợi hơn trong cạnh tranh phát triển hàng hóa và dịch vụ thì Tổng thống Putin chọn giải pháp vũ lực để Ucraina gắn bó với nước Nga. Vũ lực dùng càng nhiều, hố ngăn cách giữa Nga và Ucraina càng bị đào sâu và nước Nga ngày càng bị cô lập trên thế giới.

Các nước nhỏ khác từ Đông Âu đến Viễn Đông phải nhờ Liên Xô công nhận nền độc lập hay hổ trợ khi còn quá non trẻ, về tình  họ biết ơn Liên Xô nhưng không thể chọn hành trình biến nước mình thành bãi chiến trường vì học thuyết sai, trái quy luật xã hội của nước Nga.Còn nước Nga dựa vào mối quan hệ hổ trợ các nước  nhỏ, đã muốn biến các nước nhỏ thành một phần của nước Nga. Khi nước nhỏ phản kháng thì họ cho là xét lại hay phản bội và dùng vũ lực như quyền thực hiện ” Chiến dịch quân sự đặc biệt ” xâm lược Ucraina.

Học thuyết vùng đệm hay gọi là “Phên, giậu” hình thành trong thời đại nền kinh tế dựa vào Tài nguyên thiên nhiên. Nước Nga vĩ đại nhờ lớn nhất thế giới với nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhiều nước phải dựa vào Nga để tồn tại. Nhưng khi khoa học và công nghệ phát triển, sức mạnh của quốc gia và từng cá nhân là sức mạnh của trí tuệ. Vì vậy vai trò nước Nga thay đổi. Các dân tộc nhỏ bé hiểu rõ sức mạnh của chính mình và đã chọn hành trình riêng phù hợp để phát triển nhanh hơn và văn minh hơn. Vì vậy hệ thống “Phên, giậu ” tan vỡ.  Chỉ còn những kẻ bảo thủ, giáo điều chưa trở thành người tự do thì ngồi đâu cũng sợ hãi và tìm ra ông chủ của họ !

Cuộc đời của từng cá nhân luôn có giới hạn thời gian rất ngắn. Đừng để lịch sử ghi lại như con quái vật chống lại loài người. Con người càng văn minh càng biết sử dụng trí tuệ đưa vào hàng hóa hay dịch vụ để nhân loại văn minh hơn. Đó là sự cống hiến chứ không phải là chiếm đoạt. Sự cống hiến giúp cho từng cá nhân có giấc ngũ an lành và hạnh phúc. Hành trình văn minh đó giúp con người biết yêu con người hơn ngày hôm qua và tin rằng ngày mai cuộc sống sẽ tốt hơn ngày hôm nay./.