Phổ biến pháp luật hàng hải mới nhất

Ông Vũ Thế Quang – Trưởng Phòng pháp chế giới thiệu về Pháp lệnh số 05/2008/UBTVQH12 Thủ tục bắt giữ tàu biển. Pháp lệnh có xu hướng bảo đảm sự công bằng, trách nhiệm của các bên có liên quan từ bên yêu cầu bắt giữ,tàu bị bắt giữ,các cơ quan ra lệnh bắt giữ.
Ông Võ Duy Thắng –Trưởng Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên giới thiệu Nghị định 29/2009-NĐ-CP , Quyết định 29/2008/QĐ –BGTVT và Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT. Các văn bản pháp luật trên hổ trợ sự kinh doanh của các chủ tàu, giúp đơn giản hóa nhiều các thủ tục mua bán tàu,thủ tục thuyền viên xuống tàu , rời tàu nhưng vẩn bảo đảm sự kiểm sóat việc đăng ký tàu và thuyền viên.
Ông Trần Công Sáng- Phòng Tổ chức cán bộ đã giới thiệu : Một số vấn đề liên quan đến đào tạo thuyền viên theo Quyết định 31/2008/QĐ-BGTVT. Ông Sáng nhắc rằng : để thuyền viên có thể nâng bậc trong nghề đúng niên hạn, khi xuống tàu nhận chức danh,các Chủ tàu cần có văn bản trình Cục Hàng Hải thuyền viên trên bắt đầu tập sự chức danh trên và chỉ rỏ người hướng dẩn cụ thể. Như vậy sau thời gian làm việc theo quy định thuyền viên sẽ được xem xét theo các thủ tục để nâng bậc. Đây là ý hay, nếu các chủ tàu quên, thuyền viên nên chủ động nhắc chủ tàu thực hiện để bảo quyền lợi của cá nhân mình và phía chủ tàu nâng cấp được đội ngủ thuyền viên của công ty mình.
Ông Nguyễn Việt Anh – Trưởng Phòng IMO Việt Nam giới thiệu về các quy định mới của Tổ chức Hàng hải Thế giới. Vấn đề phá dở tàu cũ được thế giới rất quan tâm vì phải cùng đám ứng ba yếu tố : Kinh tế, Môi trường và Xã hội. Quy định ghi rõ lý lịch con tàu phải kèm theo các chất độc hại trong quá trình đóng thành con tàu, trong quá trình sử dụng và khi đưa lên phá dở.Doanh nghiệp phá dở phải đủ các phương tiện để sử lý các chất độc trên và bảo đảm an tòan trong quá trình phá dở. Tổ chức Hàng hải Thế giới lưu ý và đưa ra các biện pháp nhằm chống lại cướp biển.
Kinh Tế Biển