Xu hướng vận chuyển tích tụ trầm tích ven bờ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long-“Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Hồng Lân, Phùng Văn Phách, Dư Văn Toán, Bùi Việt Dũng, Daniel Unverricht, Karl Statteger, 2011”

Xu hướng vận chuyển tích tụ trầm tích ven bờ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long-“Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Hồng Lân, Phùng Văn Phách, Dư Văn Toán, Bùi Việt Dũng, Daniel Unverricht, Karl Statteger, 2011”

 Tuy nhiên, con đường, quá trình vận chuyển trầm tích từ khu vực phía trước các cửa sông của Sông Mê Công về đến khu vực Gành Hào cần phải được thảo luận chi tiết hơn nữa. Tại cửa Trần Đề có 1 bờ cồn Cát góc 30 độ so với đường bờ (dài đến 30 km) do tích tụ của 1 phân trầm tích từ Đinh An và phía trước. Như vậy có 2 dòng trầm tích tại đây, 1 là hướng ven bờ phía trong cồn từ cửa Trần Đề phần lớn đi xuống phía Nam, công với 1 phân ngoài cồn Trần Đề thì 1 dòng trầm tích từ các cửa sông trên , chúng chắc là gặp nhau tại vùng gần Gành Hào, gây ra bồi tụ lớn tại đây.

 

Dòng chảy đáy ở đây sát bờ yếu hơn so với phía biển ngoài gần với Côn Đảo.

Hình 1. Hướng và vận tốc dòng chảy đáy trung bình theo năm 

 

Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của các nhà Khoa học Việt Nam và Liên Bang Đức (2005-2008), vai trò hoạt động của sóng gia tăng trong khoảng 3 nghìn năm trở lại đây lên vùng châu thổ thông qua các sản phẩm mà nó để lại đó là các giồng cát cổ, chúng rất phổ biến ở khu vực Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, một số ít đến Bạc Liêu. Tuy nhiên, đến tỉnh Cà Mau thì các thể địa mạo này không còn nữa. Điều này cũng minh chứng cho ảnh hưởng của sóng và vận chuyển trầm tích dọc bờ sinh ra bởi sóng mạnh ở khu vực phía trước các cửa sông của sông Mê Công cho đến khu vực Sóc Trăng-Bạc Liêu và giảm đi rất nhiều ở khu vực bờ biển của tỉnh Cà Mau.Theo sơ đồ phân bố trầm tích (hình 2) ta có thể thấy vùng châu thổ ngập nước ở khu vực Sóc Trăng-Bạc Liêu thì phần địa hình sườn châu thổ là khá rộng tiến sát vào bờ biển trong khi đó ở khu vực trước các cửa sông chính của Sông Mê Công, phần mặt bằng châu thổ ngập nước (delta front platform) có diện tích khá rộng và trầm tích cát phân bố khá phổ biến. Như vậy ta có thể suy luận rằng trầm tích cát chủ yếu được vận chuyển dọc bờ biển Sóc Trăng-Bạc Liêu về phía tây nam trên phần bằng của châu thổ (subaquous delta platform) đến sát bờ biển (môi trường vùng bằng giữa thủy triều) dưới ảnh hưởng mạnh của sóng, đặc biệt trong thời kỳ gió mùa đông bắc. Các sóng khi tiếp cận sát bờ sẽ hình thành nên các dòng dọc bờ vận chuyển trầm tích về phía tây nam. Các trầm tích (chủ yếu là cát) khi được vận chuyển đến gần khu vực cửa Gành Hào được các dòng chảy ven bờ khu vực này có hướng ngang bờ đưa ra xa hơn tích tụ đáng kể trên phần sườn châu thổ. Các dòng chảy ngang bờ đưa trầm tích ra xa bờ có thể được hình thành do sự thuận lợi về hình thể địa hình đường bờ khu vực này như dòng chảy cắt (rip currents), dòng triều xuống (ebb tide currents) mà có thể ưu thế hơn so với dòng triều lên (flood currents).Diến biến vận chuyển tích tụ trầm tích vùng châu thổ ngầm của châu thổ Cửu Long cho thấy tâm tích tụ trầm tích nhiều nhất là vùng châu thổ ngập nước quanh bán đảo Cà Mau. Vùng ven bờ biển Sóc Trăng-Bạc Liêu có thể là vùng bờ biển chịu tác động nhiều của sóng dòng chảy ven bờ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bào mòn và xói lở bờ biển, đặc biệt trong xu thế mực biển ra tăng hiện nay.

Hình 2: Sự tích tụ trầm tích và xu hướng vận chuyển trầm tích khu vực ven biển ĐBSCL bị ảnh hưởng chi phối của gió mùa đông bắc 

 

Vùng tích tụ trầm tích trong vùng châu thổ ngập nước có thể được chia thành năm vùng tích tụ chính gồm: vùng trầm tích cát tích tụ chiếm ưu thế trước các cửa sông của Sông Mê Công và khu vực gần của Sông Gành Hào; vùng bột sét tích tụ chiếm ưu thế khu vực dọc bờ biển Sóc Trang-Bạc Liêu và khu vực từ đảo Hòn Khoai đến phía tây của bán đảo Cà Mau; vùng từ giữa Gành Hào-Bồ Đề đến đảo Hòn Khoai  cát và bột sét cùng tích tụ, không có ưu thế rõ ràng. Vận chuyển trầm tích chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ dòng chảy ven bờ do sự chi phối của gió, thủy triều và các hoạt động của sóng trong vùng sát bờ biển. Trầm tích được vận chuyển chủ yếu về phía tây nam, khi vượt qua Mũi Cà Mau dòng chảy ven bờ vận chuyển trầm tích theo hướng tây bắc, bắc dọc theo bờ tây bán đảo Cà Mau.Tâm tích tụ trầm tích vùng châu thổ ngầm của châu thổ Cửu Long là  khu vực xung quanh bán đảo Cà Mau (từ cửa Bồ Đề đến khu vực cửa sông Cửa Lớn). Vùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bào mòn, xói lở là khu vực ven bờ biển Sóc Trăng-Bạc Liêu, đặc biệt trong tình trạng mực nước biển gia tăng.

Nguồn : http://vjs.ac.vn/index.php/jse/issue/view/82 .