Chứng tích của nền văn minh Lạc Việt – Cao Trọng Tùng
Năm 1923 bà Madeleine Colani – nhà khảo cổ người Pháp đã đào được hai đĩa gốm nhỏ có khắc chữ 士 ( Sỹ ) và chữ 上 (Thượng ) ở chân núi Lam Gan , tỉnh Hòa Bình có niên đại cách ngày nay khoãng 10.000 năm.
Ngày nay ta đã giải mã được 2 chữ đó là 2 chữ Việt cổ , nó tương ứng với chữ X và O la tinh ngày nay. ( Đi tìm chữ Việt cổ – Minh triết Việt ). Khẵng định người Việt có chữ viết trước Công nguyên( TCN) khoãng 8.000 năm. Có thể nhà nước Việt Thường được hình thành từ đây. Một đất nước có chữ viết là một đất nước văn minh. Nền văn minh minh ấy bị thất truyền bởi bị Hán hóa dưới ách đô hộ của người Hán.
Sẵn có chữ viết trong tay, người Việt đã phát minh ra lịch “Can chi” vào năm 3297 TCN. Nên truyền thuyết ghi Kinh Dương Vương sinh ngày 15 tháng 8 năm Nhâm Ngọ( 2919 TCN), năm Nhâm Tuất ( (2879 TCN) lên ngôi lập nên nhà nước Xích Quỷ ( Tưởng nhớ vua Hùng trên đất Ngàn Hồng ).
Người Trung Quốc dùng lịch “Can Chi” của người Lạc Việt từ năm Giáp Tý ( 2697 TCN) thời “Hoàng Đế “ đến năm 103 TCN chỉ ghi ngày ( Can chi ký nhật ). Từ năm 103TCN về sau người Trung Quốc mới dùng lịch “Can chi” ghi đủ năm,tháng, ngày, giờ ( Can chi ký niên) – ( Nguyễn Mậu Tùng- Lịch Việt Nam 1901- 2010) .
Sách Thông chí do Trịnh Tiều soạn và sách Thông Giám Cương mục do Chu Hy đời Tống soạn dều ghi : Đời Đào Đường có Nam Di Việt ThuowngfThij , năm Mậu Thân ( 2353 TCN ) qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần, rùa được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến ngày nay. Vua Nghêu sai chép lấy gọi là “Lịch rùa”( Văn Lang thời Hùng Vương đã có chữ viết riêng )
Như vậy là sau khi lịch “Can chi ” ra đời 600 năm người Trung Quốc mới sử dụng lịch “Can chi”. Và sau khi lịch “Can chi “ra đời gần 1000 năm, Việt Thường mới tặng lịch Rùa cho Trung Quốc.
Thời Hạ lấy ngày 01 tháng giêng là ngày đầu năm mới.
Thời Thương lấy ngày 01 tháng chạp là ngày đầu năm mới.
Thời Chu lấy ngày 01 tháng 11 ( Tý ) là ngày đầu năm mới.
Tần và Tây Hán lấy ngày 01 tháng 10 là ngày đầu năm mới.
Đến thời Hán Vũ Đế lấy ngày 01 tháng giêng là ngày Nguyên Đán cho đến ngày nay ( Trang 17, Những văn minh thế giới ).
Như vậy là hơn 2000 năm nay, người Việt ta ăn Tết Nguyên Đán hàng năm là theo cảm hứng của Hán Vũ Đế, chứ không phải theo Tết truyền thống cổ truyền của dân tộc mình.
Trước thời Hán Vũ Đế, người Việt ta ăn Tết vào ngày mồng 1 tháng Tý ( tháng 11 âm lịch có chứa ngày Đông chí). Nhân dân vùng Bất Bạt – Hà Tây còn lưu giữ tập tục này cho đến ngày nay gọi là Tết “Kiến Tý”.
Lịch “Can chi ” là sản phẩm nền văn minh Lạc Việt. Nó chứng minh rằng: Nước ta có trên 5000 năm “văn hiến”. Ngày nay đúng ra ta phải ăn Tết Nguyên Đán hàng năm vào ngày “Đông chí”( 22/12/DL ) . Để ghi nhớ công ơn của tổ tiên đã làm ra lịch “Can chi” và khẵng định lịch “Can chi” là của người Lạc Việt. Trên lịch phải ghi số năm dương lịch và số năm lịch “Can chi”. Ví dụ : trên lịch mới năm 2021- Tân Sửu phải ghi số năm như sau : 2021/5318. Như vậy để nhân dân ta biết rõ : Nước ta đã có trên 5000 năm Văn Hiến.
Cao Trọng Tùng