Hoạch định kinh tế cần ưu tiên sử dụng Tài nguyên thiên nhiên của đất nước.                                Ks. Doãn Mạnh Dũng  

Hoạch định kinh tế cần ưu tiên sử dụng Tài nguyên thiên nhiên của đất nước.                                 Ks. Doãn Mạnh Dũng  

Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm vì vậy các khiếm khuyết về phát triển kinh tế là khó tránh khỏi. Nhưng vấn đề quan trọng là mỗi lần gặp khó khăn chúng ta cần đúc kết thành kinh nghiệm và bài học cho tương lai.

Việc Mỹ quyết định đánh thuế 46 % vào hàng hóa Việt Nam nhập vào Mỹ đã làm rung động người Việt Nam trong và ngoài nước. Việc tác động của thuế từ chính quyền Mỹ chưa tác động rõ đến túi tiền của người dân. Vì xuất khẩu qua Mỹ có lẽ chủ yếu là hàng hóa có vốn từ đầu tư nước ngoài hay sử dụng tỷ lệ vật tư nước ngoài là chủ yếu.

Với góc độ là người nghiên cứu các giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, tôi cho rằng người Việt Nam khi đưa ra chương trình phát triển kinh tế cần ưu tiên các dự án sử dụng  Tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Nếu sử dụng Tài nguyên thiên nhiên phải qua nhiều công nghệ và công nghệ lại phụ thuộc nước ngoài thì đó là giải pháp hạ sách. Ví dụ gia công da trâu bò thành da nguyên liệu cao cấp là những công nghệ không đơn giản.

Việt Nam phát triển các nhà máy may mặc, giầy dép… nhưng hầu như phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc. Nhiều người kêu gọi phát triển điện tái tạo nhưng bản chất là đại lý, môi giới bán hàng máy phát điện gió hay điện mặt trời từ Trung Quốc.

Chính các nguồn nguyên liệu may mặc, giầy dép  hay máy móc điện tái tạo … đã làm các đối tác Mỹ cho rằng xuất xứ hàng hóa Việt Nam không rõ … nên tăng thuế suất.

Từ những vấn đề cụ thể trên, Việt Nam nên xem lại hướng đưa các Tài nguyên thiên nhiện của Việt Nam vào hàng hóa hay dịch vụ để tạo ra giá trị gia tăng.

Trong giao thông  hàng hải, nguồn Tài nguyên cảng biển là vô cùng hiếm trên thế giới. Nhân loại đã chỉ ra rằng : Tuyến nước sâu là tài nguyên quý hiếm của quốc gia. Cần sâu dùng sâu. Cần nông dùng nông. Tuyến nước sâu chưa dùng cần được bảo vệ để thế hệ sau có thể dùng đến.

Giới tinh hoa Hà Tỉnh khi biết vịnh Sơn Dương có thể cải tạo thành cảng nước sâu thì tìm cách bán cho nước ngoài dù rằng quê hương rất cần cảng nước sâu để đưa nguyên vật liệu về Hà Tỉnh để tạo việc làm cho con người.

Người Việt Nam thì có tư duy ngược. Tuyến nước sâu như vịnh Vân Phong thì sử dụng làm du lịch và quyết tâm xây dựng cảng nước sâu ở nơi không có Tài nguyên tuyến nước sâu !

Vịnh Vân Phong vẩn ngũ yên 30 năm từ 6/ 1997. Ông TS họ Võ  ở Hà Nội gọi điện thoại kể với tôi rằng ông đã viết Trung tâm tài chính Việt Nam tại vịnh Vân Phong với vốn đầu tư 400 tỷ USD. Mọi việc tưởng trong tầm tay nhưng đã biến mất vì họ sợ Mỹ có mặt tại vịnh Vân Phong.

Trước đây tôi đã nhiều lần cho rằng, khi nhiều tàu thuyền trên thế giới ra vào vịnh Vân Phong thì Biển đông sẽ trở thành nơi giao thương của nhiều quốc gia và tự nó sẽ cân bằng trong hòa bình.

Phát triển tiềm năng cảng nước sâu tại vịnh Vân Phong là hướng sử dụng Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam để tạo ra dịch  vụ. Đó là hướng phát triển mang tính tối ưu cho Việt Nam mà hiếm nước nào trên thế giới có được  ./.