VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CẢNG QUỐC TẾ LẠCH HUYỆN HẢI PHÒNG – PGS-TS Võ Đại Lược -nguyên Viện trưởng viện kinh tế chính trị thế giới
Vì tàu ra vào cảng Hải Phòng chỉ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ các cảng trung chuyển quốc tế Hồng Kông, Singapore tới Hải Phòng và ngược lại. Cảng Hải Phòng không phải là cảng trung chuyển quốc tế nên các tàu lớn 5-10 vạn tấn dường như đã không vào cảng Hải Phòng. Vị thế của cảng Hải Phòng quy định trọng tải của tàu 2-3 vạn tấn là hiệu quả nhất, chứ không phải là tàu lớn hơn.
PGS-TS Võ Đại Lược – nguyên Viện trưởng Viện kinh tế chính trị thế giới.
2. Vấn đề quy hoạch xây dựng cảng Lạch Huyện
Cảng Lạch Huyện là một cảng quan trọng vì quy mô đầu tư khá lớn – trên 1 tỷ USD, có tầm ảnh hưởng kinh tế, môi trường, an ninh quốc gia. Do vậy, việc quy hoạch xây dựng cảng này nên cho đấu thầu quốc tế với tiêu chí quan trọng hàng đầu là chất lượng, hiệu quả, tính hiện đại (Tại Trung Quốc, những công trình lớn đều cho đấu thầu quốc tế). Không nên dành độc quyền quy hoạch cho một tổ chức quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải chưa đủ kinh nghiệm quy hoạch các cảng hiện đại.
3. Vốn đầu tư xây dựng
Vốn đầu tư xây dựng cảng biển Việt Nam hiện phần lớn do vốn Nhà nước hoặc địa phương, hoặc Trung ương. Thực tế, cả Việt Nam và thế giới cho thấy các cảng Nhà nước này nói chung kém hiệu quả. Nhiều cảng biển miền Trung Việt Nam đã được đầu tư xây dựng tốn kém, nhưng sử dụng chẳng bao nhiêu. Cảng Vân Phong (Khánh Hoà), cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Phú Hữu (Hồ Chí Minh) v.v.. là những ví dụ rõ ràng. Đặc biệt trong điều kiện đầu tư công kém hiệu quả của nước ta hiện nay và trong điều kiện ngân sách quốc gia hạn hẹp – việc sử dụng vốn nhà nước đầu tư xây dựng cảng cần phải được cân nhắc. Theo phương án quy hoạch cảng Lạch Huyện của Bộ Giao thông vận tải thì số vốn dự tính là khoảng 20 ngàn tỷ đồng, và trong khi bắt tay xây dựng thì số dự tính đó thường sẽ tăng lên 50% nữa, nghĩa là vào khoảng 30 ngàn tỷ đồng. Nếu có thể kêu gọi được vốn tư nhân trong và ngoài nước vào xây dựng cảng thì không nên dùng vốn Nhà nước. Được biết, có những công ty tư nhân sẵn sàng đầu tư vào xây dựng cảng này, do vậy dành ưu tiên cho khu vực tư nhân vào đây.
4. Chủ đầu tư
Các tập đoàn Vinalines và Vinashin theo phương án của Bộ Giao thông vận tải sẽ tham gia làm chủ đầu tư xây dựng cảng Lạch Huyện. Việc xây dựng cảng Lạch Huyện vì tầm quan trọng của nó nên được tổ chức đấu thầu quốc tế – nên hướng tới các công ty châu Âu và Mỹ. Các tập đoàn Vinalines và Vinashin đã có nhiều chuyện không thành công trong kinh doanh, với nhiều tai tiếng, không nên để họ tham gia làm chủ đầu tư.
5. Vấn đề môi trường
Theo phương án của Bộ Giao thông vận tải, khối lượng bùn và cát phải nạo vét lên tới 41 triệu m3 và phải đổ ra biển. Các nhà môi trường đều cho rằng 40 triệu m bùn cát này nếu phải đổ ra biển thì đó sẽ là thảm họa môi trường kinh khủng – phá hỏng môi trường của Vịnh Hạ Long và Bãi Tử Long.
Kết luận
Xây dựng cảng quốc tế Lạch Huyện Hải Phòng là vấn đề quan trọng liên quan đến cả kinh tế, môi trường, do vậy không nên giao cho một cơ quan độc quyền quyết định mà cần có sự tham khảo ý kiến rộng rãi và tính đến các phương án đấu thầu quốc tế, hay chọn nhà thầu quốc tế – hướng tới các công ty Âu – Mỹ. Không nên dùng vốn Nhà nước mà hướng tới huy động vốn của khu vực tư nhân.
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2013
Võ Đại Lược