Sự tồn tại dòng hoàn lưu tầng đáy qua bờ biển Đông Việt Nam
Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hoàn lưu tầng mặt có hướng lệnh về hướng Đông. Còn dòng hoàn lưu tầng đáy có hướng lệnh về hướng Tây ( hướng Tây ). Mặt khác vì trái đất hình cầu, nên bán kính từ trục trái đất đến Vũng Tàu là lớn hơn đến Nha Trang. Nơi nào càng xa trục trái đất thì tốc độ dài ( trong cơ học lý thuyết còn gọi là tốc độ tuyến tinh hay tốc độ vòng) càng lớn. Có nghĩa là ở những vị trí trên, dòng hoàn lưu tầng đáy càng bị đẩy về hướng Tây mạnh hơn. Vì bờ biển Đông thấp dần từ Tây sang Đòng nên dòng hoàn lưu tầng đáy khi di chuyển về phía Tây đã làm lạnh chân bạn. Hướng Tây là bờ biển, nên tổng hợp lực giữa hướng Tây và hướng Nam là hướng Tây Nam. Vì vậy dù bãi tắm của bạn có hướng gì thì dòng hải lưu tầng đáy luôn luôn có xu hướng đẩy phao bạn về hướng Nam. Đây là nguyên nhân gây ra rất nhiều tai nạn đuối nước khi đi tắm biển ở Việt Nam.
Hiểu được dòng hoàn lưu tầng đáy không chỉ giúp bạn có giải pháp an toàn khi đi tắm biển mà còn giúp hiểu được những tác động của nó lên bờ biển Việt Nam. Những đê biển bằng cát lớn nhất và dài nhất thế giới đều có ở Việt Nam. Đê biển bằng cát ở vịnh Vân Phong dài đến 18 km với những đồi cát cao đến 100m. Chính những đê biển bằng cát trên đã tạo nên vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh vừa kín gió, vừa sâu hiếm có trên thế giới.
Với hiện tượng dòng hoàn lưu tầng đáy chảy một chiều theo hướng Bắc – Nam và sự cộng hưởng với dòng hải lưu tầng mặt trong 9 tháng ( 1,2,3,4,8,9,10,11,12) do gió mùa Đông Bắc ở miền Trung, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng động năng dòng hải lưu trên để phát điện.
Dòng hoàn lưu tầng đáy còn là nguyên nhân tạo ra luồng động tại cửa Định An, cửa Soài Rạp. Khi biến đổi khí hậu, trái đất ấm dần, chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực càng cao thì dòng hoàn lưu tầng đáy càng mạnh và có xu hướng tạo sự cân bằng mới ở bờ biển Đông Việt Nam. Đó là nguyên nhân gây xói lỡ bờ biển hiện tại và tương lai. Việc sử dụng năng lượng dòng hải lưu để phát điện không chỉ sử dụng nguồn năng lượng sạch và xanh này mà còn góp phần giảm thiểu sự tác động của dòng hải lưu gây xói lỡ bờ biển miền Trung và Nam bộ Việt Nam.
Mọi hiện tượng tự nhiên đều có hai mặt: lợi và bất lợi. Vì vậy người Việt Nam cần sớm nghiên cứu sâu hơn dòng hoàn lưu tầng đáy để hạn chế sự bất lợi và sử dụng khai thác lợi ích của chúng trong xây dựng đất nước.
KS Doãn Mạnh Dũng