Tóm tắt các báo cáo về Máy phát điện bằng dòng hải lưu tại tỉnh Khánh Hòa

Tóm tắt các báo cáo về Máy phát điện bằng dòng hải lưu tại tỉnh Khánh Hòa

KS Doãn Mạnh Dũng giới thiệu 3 điểm mới trong khoa học được giới thiệu hôm nay :
– Sự tồn tại dòng hải lưu tầng đáy và tầng mặt với những đặc tính rất hữu ích cho kinh tế Việt Nam.
Dòng tầng đáy tồn tại 365 ngày trong năm theo hướng bắc nam dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam.
Dòng tầng mặt tồn tại 9/12 tháng theo hướng bắc nam dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam.
– Tại Khánh Hòa nhờ có điểm cực đông của bán đảo Đông Dương nên có khu vực Hòn Đôi được dự đóan là nơi có tiềm ẩn nhiều năng lượng từ dòng hải lưu.
– Giới thiệu mô hình ý tưởng Máy phát điện của KS D.M.Dũng & D.T. Tùng. Mô hình này khác biệt với các mô hình khác trên thế giới có thể chuyển động năng của dòng hải lưu với sự tích hợp theo chiều sâu và cả theo chiều ngang của dòng.
Nguyên nhân có sự tồn tại dòng hải lưu trên vì 4 lý do :
– Sự chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực
– Trái đất quay từ tây sang đông.
– Đặc điểm đặc biệt của bờ biển từ Nhật đến Trung Quốc đã giúp dòng hải lưu tích tụ năng lượng và chuyển dần đến Việt Nam.
– Đặc điểm bờ biển miền Trung Việt Nam với hướng bờ biển rất thuận cho việc tích tụ năng lượng
Những đặc điểm của dòng hải lưu như sau rât có ích cho kinh tế :
– Gần bờ nên thuận đưa điện vào bờ.
– Khu vực khai thác dòng hải lưu không sâu từ 10-30m nên thuận lợi và chi phí thấp trong việc lắp đặt các công trình chuyển đổi điện năng dưới đáy biển.
– Dòng chảy ổn định
– Dòng chảy mạnh nhất so với các vị trí khác ở Đài Loan, Philippine hay Nhật
Trên thế giới đã có nhiều máy phát điện bằng dòng hải lưu nhưng nó thay đổi hướng theo dòng chảy và đặt trong nước nên giá thành cao.

 

 Hệ thống máy phát điện dưới đáy biển :

 

 

 

 

Giải pháp của D.M. Dũng và D.T. Tùng là Rotor và Stator trên mặt nước và đưa trục quay xuống nước để lấy năng lượng.
Theo tính tóan của D.M. Dũng, mổi cụm phát điện gồm 20 mô-đun bằng bê tông cốt thép ( caision) kết nối với nhau để đón năng lượng dòng chảy theo chiều ngang dòng chảy đến 640m . Mổi mô đun có kích thước ( rộng, dài, cao ) BxLxH ( 32m x 34.5 m x 35 m ) .
Để an toàn cho dự án, hệ số chuyển đổi năng lượng dòng hải lưu chỉ có 60% . Với thủy điện có thể đạt từ 90-93% .

Giá thành 1 cụm với 20 mô đun khoãng 152 triệu USD đem lại bình quân 17,1 KW/s. Một năm đem lại sản lượng 17,1 x 60 x 60 x 24 x 365 = 539.265.600 KW
Nếu với giá 10,5 cent USD cho 1 Kw thì giá bán điện trong 3 năm là 169 triệu USD và hòan vốn trong 3 năm.
Bờ biển miền Trung dài 1000 km từ Sơn Dương – Hà tỉnh đến Mũi Kê Gà – Bình Thuận có thể xây dựng 300 cụm máy phát điện. Đây là tiềm năng vô cùng lớn ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế miền Trung nói riêng và cả nứớc nói chung. Việc các nước đến xây dựng các nhà máy phát điện bằng dòng hải lưu ở miền Trung không chỉ vì hiệu quả kinh tế , vì môi trường cho nhân loại mà còn giúp đem lại hòa bình cho biển Đông.

 

 Trục quay với hệ thống 2 cánh quạt

 

 

 Hệ thống 3 cánh quạt được lựa chọn

 

 

 

 Trục turbine và ống đở cách quạt

 

 

Bố trí của tầng dẩn dòng hải lưu vào quay hệ thống cách quạt

 

Phân bổ véc tơ tốc độ dòng chảy tác động vào Máy phát điện theo chiều sâu 

 

Mô hình 1 mô-đun máy phát điện 

 

Bảng tính công suất N với các giả thiết về tốc độ dòng chảy được ước định như sau : 

 

 

Mô hình kết hợp 20 mô-đun máy phát điện với lưới bảo vệ thủy sản và đèn tín hiệu bảo đảm hàng hải.

 

Miền Trung Việt Nam từ Son Dương- Hà tỉnh đến mũi Kê Gà- Bình Thuận  dài 1000 km có tiềm năng năng lượng từ dòng hải lưu.

 

 

Cty  CP Tư vấn và đàu tư Vận tải Biển Việt Nam (Vietnam Shipping)  là thành viên của Hội Biển Tp HCM.
Ngày 7/4/2015 Hội Biển Tp HCM có công văn 61/HB gửi tỉnh Khánh Hòa đăng ký đề tài khoa học “Máy phát điện bằng dòng hải lưu một chiều” với Hội Biển Tp HCM chủ trì, Ông Doãn Mạnh Dũng chủ nhiệm Dự án và Hội KHKT Biển Khánh Hòa kết nối và phản biện, xin phép vị trí nghiên cứu tại cực đông vịnh Vân Phong và hòn Đôi
Ngày 14/5/2015 Vietnam Shipping tiếp cận và mong muốn cùng Infrastructure Development Asia, LLC do ông Smithie C. Lu làm đại diện để tiếp tục nghiên cứu khả thi và đầu tư.

  •  Infrastructure Development Asia, LLC do ông Smithie C. Lu đại diện đã giới thiệu quan điểm của Công ty về Dự án , phưong pháp huy động vốn nghiên cứu và vốn đầu tư. Ông Smithie C. Lu cho biết với nhu cầu vốn của Dự án lên đến 46 tỷ USD và cung cấp đến 160 triệu MW. Số vốn đầu tư giúp cân bằng ngoại thương Mỹ – Việt.Lượng điện tái tạo giúp các nhà xuất khẩu Việt nam được giảm thuế khi đưa hàng vào châu Âu với nhản hiệu sử dụng điện tái tạo.

Ông Smithie C. Lu xin phép được nghiên cứu khả thi tại khu vực Hòn Đôi vùng cực đông của vịnh Vân Phong.

 

  • Ông James Valles – giám đốc tài chính phát biểu những chính sách tài chính của Công ty và quan tâm đến tính khả thi của Dự án để thuyết phục những nguồn tài chính. Ông James Valles mới tìm được thông tin từ www.elsevier.com như sau :

Một nhóm chuyên gia Mỹ và Đài Loan (Yu-Chia Chang – Department of Marine Biotechnology and Resources, National Sun Yat-sen University, Kaohsiung 80424, Taiwan;, Peter C. Chu- Naval Ocean Analysis and Prediction Laboratory, Naval Postgraduate School, Monterey, CA 93943, USA – ; Ruo-Shan Tseng- Department of Oceanography, National Sun Yat-sen University, Kaohsiung 80424, Taiwan)đã xác nhận rằng : Trong 12 điểm vùng nước tầng mặt ở Đông Á có tiềm năng sử dụng năng lượng tái tạo ra điện từ dòng hải lưu thì miền Trung Việt Nam chiếm 7 với số liệu tốt hơn Nhật ( 3 điểm) và Đài Loan ( 1 điểm).
Như vậy đã có sự gặp nhau giữa các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam

TS Lê Đình Mầu hoan nghênh Dự án và cho rằng cần thiết để nghiên cứu khả thi.

GS-TS Nguyễn Tác An cho rằng với các đặc điểm của dòng hải lưu, đây là một tiềm năng lớn cần nghiên cứu và đưa vào phát triển kinh tế.

Sau cuộc họp, Nhóm nghiên cứu đã ra khảo sát thực địa tại Hòn Đôi và thấy rằng :

– Ngày 2/6/2015 là thời gian không có dòng bắc nam tại miền Trung Việt nam theo bản đồ vết của các phao di chuyển trong tháng 6. trong thực tế tại vị trí phía đông hòn Đôi với độ sâu khoãng -30m thì dòng chảy theo hướng bắc xuống nam rất mạnh căng chéo dây câu từ tầng mặt đến tầng đáy. Đó là tin hiệu thuận báo tin rằng hệ thống nhà máy phát điện bằng dòng hải lưu ở miền Trung có thể không phụ thuộc nhu cầu cần địa hình là phải đặt nhà máy giữa hai hòn đảo giữa biển. Như vậy có thể hình thành đại trà nhà máy dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam. 

Như vậy các yếu tố sự tồn tại dòng hải lưu và địa điểm là thuận lợi. Vấn đề còn lại là công nghệ nào sẽ được sử dụng để có hiệu quả nhất ?

KS Doãn Mạnh Dũng