Tiến sĩ Nguyễn Thiết Hùng- “bà đở ” dự án “ Cảng Văn Phong- Cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương- Một trung tâm trung chuyển công-ten-nơ”
Ở Việt Nam , một thói quen cố hữu,con người rất ngại đưa ra quan điểm mới nếu quan điểm đó khác biệt với trào lưu đang vận hành của bộ máy nhà nước. Ngày 02/06/1997 Tổng cục Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học “Qui hoạnh tổng thể phát triển khu du lịch vịnh Văn Phong –Đại Lảnh đến năm 2010” tại Khách sạn Hải Yến –Nha Trang. Ngày chủ nhật 1/6/1997, các đòan lần lược đến và đăng ký với Ban tổ chức. Thời gian này tôi đang công tác tại VOSCO và là cộng tác viên của Viện chiến lược và phát triển GTVT. Với danh nghĩa là cộng tác viên, tôi được PTS Nguyễn Quang Báu –Viện trưởng cử đi tham dự.Trước đó, Tổng cục Du lịch có văn bản kêu gọi đăng ký tham luận trong Hội thảo và tôi quyết định viết và công bố dự án “ Cảng Văn Phong- Cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương- Một trung tâm trung chuyển công-ten-nơ ”. Đây là dự án mà tôi đã âm thầm nghiên cứu từ 1992 tại London khi đọc một bản tin trên tờ Lloylist cho rằng mớn nước tàu công-ten-nơ có thể tăng đến -21m.
Tôi nhớ mãi , chiều chủ nhật,1/6/2007 tại khách sạn Hải Yến, khi gặp cô gái đại diện Ban tổ chức, tôi gửi tham luận của mình và nói rằng : quan điểm tôi trái ngược với Hội thảo , nếu không được trình bày cũng không sao. Tôi hòan tòan không tin rằng tài liệu của mình sẽ được sử dụng.
Ngày 2/6/1997, bắt đầu vào hội nghị, tôi cảm thấy hạnh phúc vì tài liệu của tôi đã được photo và phát cho khoãng 200 đại biểu.Gần cuối buổi chiều, ông Nguyễn Thiết Hùng điều khiển hội nghị, thông báo dành cho tôi 10 phút trình bày quan điểm phản biện của mình.Tôi thật bất ngờ . Nhưng với bản lỉnh của người đi biển tôi tự tin và trình bày ngắn gọn trước hội nghị. Thật bất ngờ, quan điểm của tôi đã đuợc nhiều đại biểu quan tâm và chúc mừng. Đặc biệt từ ngày đó, Tiến sĩ Nguyễn Thiết Hùng luôn luôn khuyến khích tôi nghiên cứu sâu hơn và với cương vị là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, ông đã chủ động tuyên truyền , giải thích, vận động để đưa dự án cảng trung chuyển công-ten-nơ Văn Phong vào hiện thực. Tôi cũng vô cùng biết ơn chị Nguyễn Thị Hồng Vân – bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa và chị Võ Thị Thắng –Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, anh Vũ Tuấn Cảnh -Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch với cương vị chủ trì Hội thảo đã lắng nghe các ý kiến khác biệt.Sau Hội nghị , ông Phạm Văn Chi, Phó Chủ tich tỉnh -đại diện Ủy Ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản đầu tiên gửi Viện chiến lược và phát triển GTVT đề nghị triển khai nghiên cứu dự án “ Cảng Văn Phong- Cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương- Một trung tâm trung chuyển công-ten-nơ ”.
Chính các nhà lảnh đạo của chúng ta khi đó rất trong sáng và luôn luôn đặt quyền lợi lâu dài của Tổ quốc trên quyền lợi trước mắt của ngành hay của địa phương mình.Chính sự trong sáng đó nên hôm nay chúng ta có cơ hội khởi công xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Từ sự kiện ra đời dự án cảng công-ten-nơ Vân Phong , nếu trí tuệ Việt Nam luôn được lắng nghe và sớm được sử dụng thì cuộc sống của người Việt Nam không kém giàu có và văn minh như các nước trên thế giới.Tôi mãi mãi cám ơn những cán bộ có cương vị cao nhưng luôn lắng nghe các ý kiến khác biệt, đặc biệt sự chân thành , khiêm tốn và luôn tận tụy với công việc vì nước vì dân như Tiến sĩ Nguyễn Thiết Hùng, với tôi – ông là “bà đở ” cho cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong.
KS. Doãn Mạnh Dũng
Tp.HCM ngày 24/10/2009
Bạn muốn xem tài liệu công bố đầu tiên về cảng Văn Phong xin nhấp chuột vào đây để tải về bản scan.