Cháo nếp không làm hỏng Vạn Lý Trường Thành . Viacheslav Lokatski

Cháo nếp không làm hỏng Vạn Lý Trường Thành . Viacheslav Lokatski

Hoá ra là trong thành phần của vữa, được dùng để gắn các phiến đá xây tường, có vôi tôi và ….cháo nếp. Cho đến nay, tại những mảnh đất dính loại vữa này, thì cỏ vẫn không thể mọc được. Bà Nadejda Xomkina -chuyên gia Đông phương học, đã bật mí cho phóng viên của Pravda.ru những thông tin chi tiết hơn.

Giáo sư Bingdjian Trian (Бингджян Чжян) của trường Đại học Tổng hợp tỉnh Triết Giang đã cho biết là vào thời Minh, cách đây gần 600 năm, các phu xây dựng Vạn Lý Trường Thành, đã trộn vôi tôi và cơm để làm vữa gắn các phiến đá.   

Loại vữa này không những nổi bật vì độ bền mà còn có khả năng kháng ẩm lâu dài, vì thế GS Trian đã gọi nó là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của thời kỳ đó.

Chuyên gia khoa học này đã giải thích rằng Kết quả phân tích đã xác nhận rằng loại vữa xây tường đá là loại vật liệu composit hữu cơ – vô cơ đặc chủng.

Các chuyên gia hoá học đã làm rõ được chất nào trong gạo nếp đã làm cho vữa vừa chắc vừa bền đến như vậy. Theo họ thì độ bền đến mức huyền thoại của vữa là do tác dụng của amylopectin, một trong những polysaccharides (chất thán) có trong gạo và một số thực phẩm chứa bột gạo.

Đáng chú ý là gạo nếp, được dùng để nấu “hồ dán tường” của Vạn Lý Trường Thành, cũng đồng thời được phu xây dựng dùng để ăn.

Thành phần vô cơ của vữa là vôi tôi (được tạo ra khi tôi vôi sống trong nước), còn thành phần hữu cơ – amylopectin là từ cháo mà ra. Thành phần hữu cơ này đã hạn chế sự phát triển của các tinh thể đá vôi, kết quả là khi đông kết lại vữa có cấu trúc vi mô rất chặt và đó chính là nguyên nhân của những đặc tính vượt trội khi nó được sử dụng để xây tường đá.

GS. Trian và các cộng sự đã khẳng định rằng, các chuyên gia xây dựng Trung Quốc đã sáng chế ra vữa bằng vôi tôi và cháo nếp vào khoảng 1.500 năm trước đây (có nghĩa là 500 năm sau khi Mã Viện xâm lược Việt Nam. Vậy nếu khai man là cổ đến như vậy thì yếu tố vi phạm sở hữu trí tuệ VN vẫn cứ là hiện hữu – người dịch). Rất có thể rằng, đó là hỗn hợp xây dựng đầu tiên trong lịch sử được chế tạo từ các thành phần vô cơ và hữu cơ.

Vị giáo sư của trường Đại học Tổng hợp Triết Giang lưu ý rằng, cháo nếp không những được sử dụng để xây Vạn Lý Trường Thành mà còn được sử đụng để xây dựng vô số các lăng tẩm và chùa chiền đời Minh (đoạn này thì “mùi VN” quá rõ – người dịch).

Bởi vậy, nhiều lăng tẩm, chùa chiền và thành quách của Trung Quốc vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt đến tận nay. Một số công trình vững chắc đến mức không thể bị san bằng bởi động đất hoặc các máy ủi hiện đại.

Để trùng tu các di tích lịch sử cần chọn loại vữa thích hợp. Sai sót trong việc chọn vữa có thể làm hỏng ý đồ trùng tu hoặc thậm chí làm hư hại kết cấu công trình.

Bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng nên sử dụng loại vữa có cháo nếp để trùng tu các công trình kiến trúc cổ của Trung Hoa. So với loại vữa vôi thông thường, thì loại vữa, được chế tạo theo công thức cổ truyền, có đặc tính cơ lý ổn định hơn, độ bền cao hơn và “hài hoà” hơn với các mạch tường cổ (những mong các bác trùng tu tham khảo – người dich”.

Về những thành tựu của Trung Quốc cổ đại, bà Nadejda Somkina, trợ giáo của Khoa Đông phương học, Trường Đại học Tổng hợp thành phố St. Peterburg, đã kể cho phóng viên Pravda.ru (mời bà sang VN tham khảo, may ra sẽ kể khác đi – người dịch) như sau:

Phát hiện của các nhà khoa học đã chứng tỏ rằng, sau khi sáng tạo ra giấy, la bàn, thuốc nổ và kỹ thuật in thì người Trung Hoa đã không ngủ gật trên những thành tựu đã đạt được. Bởi lẽ họ đã không ít lần đi trước thời đại trong việc sáng chế ra thứ này hay thứ khác, cho nên tin này không thể làm tôi ngạc nhiên được. Như ta biết, vinh quang lâu đời mà Trung Hoa cổ đại đã có được không phải chỉ nhờ vào thành tích quân sự mà trước hết là nhờ vào những phát minh của họ.

Có thể mạnh dạn nói rằng, Trung Hoa có toàn quyền được gọi là tổ quốc của hồ dán tường (vậy thì dân “man di”, trong đó có dân Giao Chỉ – tổ sư của lúa nước thì sao nhỉ? Ex Nadiuska! Sao tư không chịu tham khảo GS. W. Solheime II nhỉ [1]– người dịch).  Đối với thời đại của chúng ta, đương nhiên là sáng chế đó có vẻ là rất nhỏ nhoi.

Thế nhưng, vào thời nhà Minh, khi vật liệu xây dựng chủ chốt là gạch và đá hộc thì nó làm cho công trình có độ tin cậy cao hơn. Đây là triều đại đã có những cố gắng không ngừng để củng có binh lực. Đó chính là giai đoạn mà Trung Hoa có hạm đội và quân đội với quân số lên đến hàng triệu người. Rất có thể là sự tăng cường quan tâm đến quốc phòng đã làm cho những đổi mới tư duy kiến trúc (hoàn toàn có thể là của VN – người dịch) đã tìm được đất ứng dụng.


[1] Công trình của vị GS lừng danh này cho thấy rằng khi dân Đông Nam Á đã bước vào thời đại đồ đồng, thì người Hoa Hạ mới đủ trình độ để khai hoá… người vượn Bắc Kinh thôi. Thế đấy!!!