Ba nguyên nhân dẩn đến chiến tranh xâm lược – KS Doãn Mạnh Dũng
Nhờ trí khôn, xã hội loài người được hình thành.Vì từng thành viên trong xã hội hiểu rằng sống cô độc sẽ không an toàn bằng sống trong cộng đồng. Để xã hội tồn tại, mỗi thành viên phải lao động để làm ra sản phẩm hay dịch vụ. Sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi tính thành tiền. Tiền được dùng để mua hàng hóa hay dịch vụ cho bản thân và gia đình. Để làm ra sản phẩm hay dịch vụ, con người cần có 3 Tài nguyên : Tài nguyên lao động cơ bắp; Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Tài nguyên thiên nhiên đem nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên lao động cơ bắp. Tài nguyên Trí tuệ đem nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên thiên nhiên.
Muốn có một cuộc sống đầy đũ hay giàu có, con người phải sử dụng Tài nguyên trí tuệ. Tích lũy Tài nguyên trí tuệ đầy đủ trong một kiếp người là rất khó khăn. Nên con người hoang dã thường sử dụng giải pháp chiếm đoạt. Giải pháp chiếm đoạt đầu tiên của loài người là chiếm đoạt nô lệ tức là Tài nguyên sức lao động , sau đó là chiếm đoạt Tài nguyên thiên nhiên. Để có thể chiếm đoạt, con người cần có quyền lực. Vì vậy sự tranh giành quyền lực là lịch sử đẩm máu của nhân loại trong từng quốc gia.
Nhưng giữa các quốc gia, sự tranh giành quyền lực thể hiện rõ ràng trong các hành trình xâm lược mở rộng lảnh thổ. Vì tranh giành quyền lực, nên thế kỹ 20 đã có hai cuộc đại chiến thế giới với sự mất mát rất lớn về tính mạng và của cải. Để tránh chiến tranh, nhân loại đã chọn sự hòa giải giữa các quốc gia bằng Luật pháp của tổ chức Liên hiệp quốc hình thành sau Đại chiến thế giới thứ hai.
Việt Nam là nạn nhân chính của các cuộc chiến tranh xâm lược sau Đại chiến thế giới thứ 2 từ năm 1945 đến nay. Vì vậy người Việt Nam rất hiểu những hậu quả vô nghĩa mà chiến tranh xâm lược gây hại cho sự phát triển của loài người. Công nghệ càng phát triển, hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.
Lịch sử thế giới đã chỉ rằng, sức mạnh quân sự của các quốc gia luôn luôn đồng nghĩa với quyền lực của quốc gia đó. Đó là sự hoang dã của loài người và loài người đang tìm cách thoát sự hoang dã đó.
Để thoát sự hoang dã và tiến đến văn minh, loài người phải tìm cách sử dụng Tài nguyên trí tuệ để có nhiều của cải và dịch vụ. Những quốc gia có nguồn thu nhập với tỷ trọng Tài nguyên trí tuệ cao thì có xu hướng chọn con đường hòa bình. Vì nhờ hòa bình, con người giàu có thì họ mới bán được sản phẩm hay dịch vụ. Các quốc gia có nguồn thu nhập chủ yếu bằng bán Tài nguyên thiên nhiên thì có xu hướng chọn con đường chiến tranh. Một quốc gia nếu thực sự có nền Cộng hòa thì khó chọn hành vi chiến tranh. Vì thu nhập chiến tranh nếu được chia đều cho tất cả các công dân thì rất nhỏ. Vì vậy chiến tranh thường xuất phát từ những quốc gia có quyền lực tập trung hay gọi là độc tài. Vì vậy các thể chế có quyền lực tập trung vào cá nhân là tín hiệu báo trước cho những hành vi hoang dã sẽ xuất hiện để chống lại loài người. Đó là thước đo chính xác sự hoang dã hay văn minh của một thể chế. Khi người trực tiếp cầm súng được quyền chọn lựa giữa chiến tranh hay hòa bình thì chắc chắn chiến tranh sẽ không thể xẩy ra.
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra , đa số các cuộc chiến tranh xâm lược đều từ 2 nguyên nhân chinh, đó là sự chiếm đoạt và trả thù. Sự chiếm đoạt ở đây có thể là trực tiếp hưởng lợi như các cuộc chinh phục vào thế kỹ thứ 19 của các chế độ thực dân và phong kiến thời hoang dã. Sự chiếm đoạt thời văn minh có xu hướng tinh vi hơn và mang tính gián tiếp. Quốc gia A và B đang là đồng minh, nhưng quốc gia A đang cần công nghệ và thị trường của quốc gia C, nên quốc gia A sẵn sàng giúp quốc gia C trả thù quốc gia B. Vì vậy quốc gia A xâm lược quốc gia B. Nhưng theo thời gian khi quốc gia A có sức mạnh đe dọa quốc gia C thì quốc gia C lại coi quốc gia A là kẻ thù. Đó là vòng xoáy giữa bạn và thù với cách nhìn từ lợi ích.
Nhưng có một nguyên nhân thứ ba gây ra chiến tranh xâm lược rất tinh vi mà loài người thường mất cảnh giác, đó phương pháp chuyển mâu thuẩn nội bộ thành mâu thuẩn đối kháng với nước ngoài trong thể chế Cộng hòa hình thức.
Một cá nhân độc tài quản trị quốc gia sau một thời gian dài mà hiệu quả thấp so với các quốc gia khác thì thường đối diện với sự thất bại trong bõ phiếu dù đó là một nền Cộng hòa hình thức. Vì vậy mâu thuẩn trong nội bộ dần dần phát triển thành mâu thuẩn đối kháng. Để thoát trách nhiệm của cá nhân với những lời hứa xây dựng và phát triển đất nước, một giải pháp thường sử dụng là chuyển mâu thuẩn nội bộ trong quốc gia thành mâu thuẩn đối kháng với các quốc gia khác. Họ sẽ giải thích với dân chúng, những sự thất bại của các lời hứa và kế hoạch là vì âm mưu kiềm hãm của các thế lực thù địch từ nước ngoài.
Vì vậy để thoát các cuộc chiến tranh, loài người đang hướng đến nền Cộng hòa thực sự. Đa số các quốc gia trên thế giới hôm nay đều chọn thể chế Cộng hòa, nhưng các nền Cộng hòa đang có thường mang tính hình thức. Sự tham nhũng khi thi hành công vụ là biều hiện của sự chiếm đoạt trong quá khứ hoang dã. Sự chiếm đoạt ở đây bao hàm từ quyền lực, danh, vật chất và tình dục. Vì vậy tham gia chính trị là sự cống hiến, không phải là cơ hội chiếm đoạt. Đó là một hành trình đầy khó khăn từ hoang dã đến văn minh của loài người.
Nền cộng hòa thực sự trước hết là sử dụng Tài nguyên trí tuệ để giúp tổ quốc của chính mình có nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích để trao đổi trong và ngoài nước. Với các quốc gia khác cũng giúp họ có nền Cộng hòa như chính mình, đó là hành trình đi đến văn minh của loài người./.