Các bước phát triển cho Điện hải lưu ở Việt Nam.       KS. Doãn Mạnh Dũng

Các bước phát triển cho Điện hải lưu ở Việt Nam.       KS. Doãn Mạnh Dũng

Điện hải lưu là một vấn đề rất mới không chỉ với Việt Nam mà cả với các chuyên gia trên thế giới.

Nhiều quốc gia đã nghiên cứu về Điện hải lưu. Nhưng kỹ thuật cơ bản  vẩn là sử dụng các cánh quạt truyền thống.

Với Việt Nam có  hai điều cần trả lời :

1/ Việt Nam có đủ Tài nguyên dòng hải lưu để khai thác không ?

2/ Việt Nam chọn công nghệ nào ?

Lịch sử Việt Nam là lịch sử khai phá và chống ngoại xâm. Biển còn xa lạ với người Việt Nam. Vì vậy các số liệu về dòng hải lưu ở Việt Nam còn quá ít. Để có cơ sở đầu tư và khai thác dòng hải lưu ở Biển Đông, Nhà nước cần đầu tư khảo sát và tập hợp các thông số  đặc điểm của dòng hải lưu ở bờ Biển Đông Việt Nam.

Hiện tại , với tài liệu “ Cheng re “ của Mỹ và Đài Loan chúng ta chỉ có số liệu cơ bản nhờ vệ tinh với tốc độ dòng hải lưu tầng mặt trên 1 m/s , hướng Bắc-Nam,tập trung ở miền Trung Việt Nam. Các tài liệu trên chỉ ra  sự nghiên cứu của chúng ta đã đi đúng hướng về lý thuyết.

Khi chưa có các số liệu chi tiết thì  không thể cho phép khai triển sự đầu tư.

Về công nghệ, nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra công nghệ trống quay. Chúng tôi tin rằng hướng đi là đúng. Vì công nghệ của Việt Nam đã khử được trọng lượng  của vật quay trong nước và lấy được tối đa khối lượng vật di chuyển theo chiều sâu và chiều ngang. Hơn nữa với công nghệ trống quay trục đứng chúng ta đã đưa máy phát điện ra khỏi nước nên giá thành đầu tư và bảo dưỡng đều thấp.

Công nghệ của Việt Nam tiếp nhận động năng bằng mô-men nên về lý thuyết máy có thể hoạt động với mọi vận tốc của dòng chảy  khi mô-men quay lớn hơn mô-men cản của máy phát điện.

Để  có thể  khảo sát động năng thật của dòng chảy thật theo độ sâu, chúng tôi đưa ra mô hình máy  phát điện với hệ thống trống có thể trượt theo độ sâu. Việc ghi chép trong thời gian  2 năm có thể cho chúng ta số liệu thật để tính toán cho việc khai thác công nghiệp.

Để chủ động trong khai thác công nghiệp, chúng tôi chủ trương gắn liền việc phát điện với sử dụng điện thu được thực hiện điện phân nước biển để nhận sản phẩm cuối cùng là hydrogen và ô-xy đóng trong chai võ thép để cung cấp cho vận tải , nhà máy nhiệt điện và công nghiệp.

Với công nghệ trống quay chúng ta có thể khai thác động năng các dòng chảy tự nhiên như dòng sông, dòng triều, dòng đuôi của các nhà máy thủy điện sử dụng thế năng. Cách làm trên hướng con người hạn chế sử dụng thế năng trong thủy điện gây nguy hiểm cho con người và môi trường.

Thiếu tướng Lê Kế Lâm thường nhắc tôi nên tập trung trí tuệ để khai thác động năng dòng đuôi của các nhà máy thủy điện sử dụng thế năng. Cách làm trên là thực hiện các bước đi từ dể đến khó , thuận với thực tiển của Việt Nam.

Trong khi chờ đợi các số liệu khảo sát của Nhà nước Việt Nam về dòng hải lưu ở Biển Đông, thì việc khai thác các dòng đuôi của các thủy điện là một hướng đi hợp lý ./.