Bảy tiêu chí của cảng trung tâm khu vực phía Bắc

 Nội dung 7 tiêu chí như sau :
“1/ Hậu phương và vùng hấp dẩn : 
Khu vực hậu phương hiện có hoặc sẽ hình thành phải đảm bảo tạo nên một tiềm năng phát triển bền vũng cho cảng. Mặt khác vùng hấp dẩn của cảng phải rộng lớn và có sức vươn xa, kể cả tới các nước láng giềng.Cảng trung tâm của khu vực phí Bắc phải tạo nên sức thu hút với cả Bắc Lào và nhất là với miền Nam Trung Quốc.Đây là cơ sở để thực sự tạo nên khối lượng hàng hóa lớn thông qua, đủ sức duy trì và tạo tiền đề để phát triển cho một cảng lâu dài bền vũng.
Mặt khác cảng phải thực sự tạo ra các yếu tố kích cầu phát triển, là đầu kéo của họat động kinh tế của tòan khu vực. Nói như người Trung Quốc : “Nhất cảng đới tòan cục”
2/ Đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư cho toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng :
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng cầu cảng, bãi hàng. Đặc biệt giảm được chi phí nạo vét luồng khi xây dựng mới cũng như kinh phí duy tu luồng trong quá trình khai thác, sử dụng.
Việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng liên quan như đường sắt, đường bộ không quá khó khăn , không đòi hỏi chi phí lớn.
3/ Tiềm năng phát triển :
Có khả năng mở rộng quy mô đầu tư ,không chịu sự giới hạn,khống chế bởi yếu tố thiên nhiên, địa hình cũng như các yếu tố kinh tế xã hội khác có liên quan.
4/ Tiết kiệm chi phí tối đa chi phí vận tải cho mọi họat động kinh tế xã hội trên tòan khu vực .
Muốn vậy, cảng làm tốt vai trò đầu mối giao thông đối với tấc cả các chuyên ngành vận tải để có thể phát huy và khai thác triệt để lợi thế của các chuyên ngành vận tải trong một tổng thể liên hợp vận tải bao gồm : Đường sắt, Đường sông, Đường bộ , tạo nên một đầu mối điều phối , liên kết liên hòan của mọi hình vận tải. Mặt khác tong thể liên hòan liên kết vận tải đó phải hình thành các cung chặng vận tải hợp lý với cự ly càng ngắn càng ưu việt để thực sự giảm nhẹ chi phí vận tải cho các họat động kinh tế xã hội, góp phần tạo nên sức cạnh tranh của hàng hóa.
5/ Kế thừa và tận dụng tối đa các tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội vốn có.
Phải tận dung khai thác hoặc không làm xáo trộn lớn thế bố trí chiến lược về kinh tế xã hội đã hình thành trên khu vực để tiết kiệm chi phí đầu tư xã hội. Đặc biệt phải tần dụng triệt để các tiền đề cơ sở vật chất kỹ thụât của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu.
6/ Đảm bảo môi trường sinh thái
Không gây tác động lớn đến môi trường sinh thái. 
7/ Tạo thuận lợi cho các quan hệ hàng hải quốc tế 
Thuận lợi cho việc duy trì và kiến tạo các mối quan hệ bạn hàng quốc tế, quan hệ kinh tế đối ngoại. Nhất là đối với các giao lưu truyền thống vốn có của các đội tàu thế giới “
Việc Hội đồng Khoa học & Công Nghệ Bộ GTVT đưa ra các tiêu chí trên cho việc chọn lựa cảng Trung tâm ở miền Bắc là một tư tưởng đúng.
Trước khi bình luận, chúng ta cần xác định cảng Hải Phòng với lợi thế so sánh trên đường hàng hải quốc tế thì cảng Hải Phòng chỉ là cảng vệ tinh cho cảng Hồng Kông hay cảng Vân Phong trong tương lai.
Với vai trò cảng vệ tinh và với với các tiêu chí trên, cảng Lạch Huyện đã gặp một số nhược điểm như sau :
Tiêu chí 2 : Phải làm mới tòan bộ hạ tầng kể cả hạ tầng cho con người.
Tiêu chí 3 : Tiềm năng phát triển kém vì chỉ có một tuyến bờ duy nhất phía nam luồng Lạch Huyện
Tiêu chí 4 : Không tiết kiệm tối đa trong vận tải vì ở đây phải tạo đầu mối giao thông mới cho đường sắt.
Tiêu chí 5: Không kế thừa các cơ sở vật chất kỹ thuật vốn có cả trăm năm của Hải Phòng
Tiêu chí 6 : Tạo nguy cơ ngăn dòng hạ lưu sông Bạch Đằng và đẩy sa bồi ngược về cửa Lạch Huyện trong tương lai do xây dựng cầu đường bộ và đường sắt qua hạ lưu sông Bạch Đằng.
Tiêu chí 7 : Không tạo thuận lợi hàng hóa từ Vân Nam vào cảng Lạch Huyện bằng đường sắt với thiết kế hiện nay. 
Như vậy với 7 tiêu chí, cảng Lạch Huyện kém cả 6 tiêu chí. Cũng với phương pháp phân tích trên, mô hình Cảng Hải Phòng mới tại sông Ruột Lợn là đầy hấp dẩn . Giải pháp này ít tố kém. Luồng Lạch Huyện có độ sâu bao nhiêu thì luồng phía trong có thể nạo vét để đạt độ sâu tương ứng nhưng bị bồi lấp rất ít,vì dòng sa bồi được hoạch định thóat ra bằng cửa Nam Triệu. Chúng ta có thể đưa đường sắt vào cảng mới từ thượng lưu cầu Kiền. Tiềm năng phát triển cảng rất lớn vì có thể khai thác các hệ thống cảng vệ tinh hai bên bờ kênh. Mô hình nầy đã được trình cho các chuyên gia Hồng Kông năm 2008 và họ muốn đầu tư nhưng phải được phép khai thác hệ thống cảng vệ tinh hai bên bờ kênh. Với mô hình nầy các cơ sở vật chất của TP Hải Phòng đều có thể sử dụng phục vụ cho con người khai thác cảng. 
Trước đây, nhờ giới thiệu của ông Đặng Tòan- nguyên Chủ tịch Hải Phòng, tác giả có một lần trình cho ông Phó Chủ tịch TP Hải Phòng tại TP HCM, nhưng được trả lời là đề xuất chậm so với Dự án của Bộ GTVT. 
Nay xin gửi lên mạng để mọi người tham khảo.
KS Doãn Mạnh Dũng