Hoan nghênh chủ trương tôn tạo tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo-KS. Doãn Mạnh Dũng

Hoan nghênh chủ trương tôn tạo tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo-KS. Doãn Mạnh Dũng

Hôm nay người dân thành phố Hồ Chí Minh theo dỏi chặt chẽ trên các thông tin về các chính sách cụ thể khi mở cữa của thành phố. Sự kiệt quệ về vật chất và cả tinh thần của mọi người đang chờ những giải pháp hồi sinh. Thật bất ngờ, người dân thành phố nhận được tin thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị tôn tạo tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo và đang muốn lắng nghe ý kiến của dân. Tôi thật sự xúc động và cảm thấy người Việt Nam hảy tự tin, thời nào  đất nước này cũng còn những anh hùng hào kiệt. Cha ông của những người khai phá đất phương Nam này vốn không chấp nhận thân phận kẻ nô lệ nên từ phương Bắc vào phương Nam tìm sự tự do. Với những kẻ nô lệ, mơ ước vĩ đại nhất là chỉ cần có ông chủ mới biết thương hại mình; còn với con người yêu tự do, khát vọng nhỏ nhất là sự tự do và mọi người cũng được tự do như chính mình. Đó là sự khác nhau căn bản của hai nền văn hóa nô lệ và văn hóa tự do trong lịch sử tiến hóa của loài người. Khát vọng độc lập tự do  là ý chí của Đức thánh Trần Hưng Đạo – người hai lần chỉ huy quân đánh tan giặc Nguyên-Mông năm 1285 và năm 1288. Ông là người  khuyên vua “khoan thư sức dân để làm kế sâu rể bền gốc”.

Nhớ xưa, khi học tiểu học tại Sài Gòn (1952-1956), đọc chuyện tranh kể Ngô Quyền đi hỏi lão ngư dân nên biết chuyện thủy triều. Nhờ vậy ông ra kế  diệt quân Nam Hán, năm 938 tại sông Bạch Đằng . Đến năm 1288, Đức thánh Trần Hưng Đạo cũng đánh tan giặc Nguyên-Mông cũng tại sông Bạch Đằng bằng sử dụng thủy triều.  Số phận đã cho tôi làm việc  trên con tàu thường xuyên neo đậu tại sông Bạch Đằng trong những năm chiến tranh (1971-1973) khi tàu từ Khu IV trở về  Hải Phòng. Những lúc gian khổ nhất, nhìn sông Bạch Đằng nhớ tổ tiên xưa đánh giặc,  đã giúp tôi vượt qua rất nhiều khó khăn để làm việc – không một ngày nghĩ phép – đến ngày hòa bình thống nhất đất nước. Số phận cũng đưa đẩy tôi thành công trong khoa học khi nghiên cứu thủy triều và hải lưu. Tác giả đã xác định Việt Nam có dòng hải lưu dài 1000 km từ Hòn La- Quảng Bình đến mũi Kê Gà- Bình Thuận, với các yếu tố tốt nhất trên trái đất này để khai thác động năng của dòng hải lưu.  Đặc biệt hơn, tác giả đã phát minh máy phát điện sử dụng “Trống quay” để tạo ra năng lượng sạch từ dòng chảy 1 chiều ( hải lưu, dòng sông ) hay 2 chiều ( thủy triều). Đây là thế hệ máy tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới vì đã sử dụng lực Ác-si-méc khử được trọng lượng vật quay trong nước và có thể tiếp nhận tối đa động năng dòng chảy theo chiều rộng và chiều sâu , đồng thời có kết cấu hợp lý để giảm mọi chi phí đến tối đa.

Cố  GS-TS  ngành vật lý Nguyễn Ngọc Giao  ( 1939-2019 ) – Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Tp HCM – lúc sinh thời  đã nói với ông PGS- TS, Chuẩn Đô đốc,Thiếu tướng Lê Kế Lâm về Điện hải lưu:

– Chẵng còn gì để mà bàn cãi, chỉ cần tập trung để làm.

Trước đại dịch Covid-19, ông GS-TS Nguyễn Văn Phước – Chủ tịch Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị  làm thủ tục để có thể nhận sự hổ trợ của Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian cách ly  trong đại dịch, tác giả  đã hoàn chỉnh công nghệ chế tạo máy thí nghiệm ngoài tự nhiên. Với khát vọng, thành phố Hồ Chí Minh sẽ là nơi sản xuất chiếc máy đầu tiên với công nghệ mới  và thị trường đầu tiên cần tập trung là dòng chảy  đuôi của các nhà máy thủy điện trên thế giới. Công nghệ mới của người Việt Nam chấp nhận cạnh tranh với các công nghệ hiện có trên thế giới. Hội Biển Tp Hồ Chí Minh cũng đã có kế hoạch đề nghị Ks Doãn Mạnh Dũng báo cáo tại trường Đại học GTVT Tp HCM  từ tháng 6/2021 nhưng vì đại dịch nên hoãn lại.

Xúc động trước chủ trương  tôn tạo tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo, tác giả chân thành cám ơn lảnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương rất hợp lòng dân. Để đáp lại, với trách nhiệm là người dân của Sài Gòn xưa và đang sống tại Tp Hồ Chí MInh, tôi muốn đưa ra giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế và thương hiệu của thành phố Hồ Chí Minh bằng triển khai công nghệ “Trống quay ” cho Điện hải lưu  vì  lợi ích thiết thực về kinh tế và  môi trường. Tác giả sẵn sàng giới thiệu toàn bộ thông tin về Điện hải lưu với các nhà chuyên môn và những ai quan tâm./.