Nên cân nhắc lại chiến lược kinh tế biển Hải Phòng

Nên cân nhắc lại chiến lược kinh tế biển Hải Phòng

Riêng ở Hải Phòng ,đầu  thập niên 1980 đã đấp đập Đình Vũ , bõ cữa sông Cấm, biến dòng phụ là kênh Đình Vũ thành dòng sông chính và tàu biển ra vào bằng cửa Nam Triệu.Khu vực Đình Vũ được hoạch định cho cảng nước sâu. Cửa Nam Triệu ra vào trở nên bị cạn nên dùng cửa Lạch Huyện , đào kênh Tráp để đưa tàu vào khu cảng Đình Vũ. Kênh Tráp lại bị cạn vì sa bồi vào luồng , thủy triều ép  hai đầu kênh nên giữa kênh có hiện tượng dòng nước bị đứng tạo nên bồi lắng. Sau đó phải khắc phục bằng đào kênh  Hà Nam. Nhưng kết quả không hơn gì và hôm nay cả Hải Phòng phải chấp nhận bõ cảng nước sâu Đình Vũ để tiến ra Lạch Huyện. Nhưng luồng Lạch Huyện cũng bị bồi lấp nặng.Vì mùa bão lũ Hải Phòng là mùa gió nam nên sa bồi từ cửa Nam Triệu ra bị dồn vào phía nam đảo Cát Bà.

Rõ ràng là nền kinh tế Hải Phòng  lẩn quẩn trong 30năm qua. Để giải bài tóan trên chúng ta cần xác định các vấn đề sau :

1/ Nguyên nhân cảng Hải Phòng bị cạn là do dòng sông Đuống đưa phù sa từ sông Hồng về Lục Đầu Giang , sang sông Kinh Thầy về sông Cấm.

2/ Cảng Hải Phòng nằm xa đường hàng hải quốc tế.

3/ Cảng Hải Phòng nằm khá gần cảng Trung chuyển quốc tế Hồng Kông ( 486 hải lý) hay cảng Vân Phong ( 532 hải lý).Có nghĩa là chỉ hai ngày hành trình với tốc độ 11 hải lý/giờ. Nếu với tốc độ 25 hải lý /giờ thì chỉ cần 22 giờ hành trình. Hay nói cách khác, chỉ 1-2 ngày chạy tàu thì nhu cầu tàu không cần quá lớn , vì quá lớn thì không kinh tế. Do đó cảng Hải Phòng chỉ đón tàu 2-3 vạn tấn là hiệu quả kinh tế hơn là tàu quá lớn.     

4/ Người Pháp đã làm con đường sắt Hải Phòng- Hà Nội- Lào Cai . Mục đích của họ là khai thác nguồn hàng khu vực Côn Minh và tây Côn Minh ra biển. Do đó cảng Hải Phòng  về nguyên tắc mọi sự cải tạo phải ưu tiên thuận cho đường sắt, không chấp nhận chuyển tải bằng đường bộ hay đường sông.

Với phân tích trên, việc đưa cảng ra Lạch Huyện là sai lầm có tinh chiến lược . Cảng Lạch Huyện không thể trở thành cảng trung chuyển và lại tăng cung đọan chuyển tải bộ hoặc sông từ Hải Phòng ra Lạch Huyện. Danh ngôn cảng cửa ngõ chỉ làm yên lòng người giữ túi tiền, thực ra chỉ là cảng vệ tinh cho cảng trung chuyển.

Để giải quyết bài toấn trên một mô hình sau được đưa ra :

Từ Lạch Huyện đào kênh đến thượng nguồn sông Bạch Đằng. Kênh dài 14 km. Biến tòan khu vực sông Ruột Lợn thành vùng nước quay và khu cảng.

Với mô hình trên chúng ta có cảng Hải Phòng mới với tổng độ dài tuyến cầu cảng là 10,5 km, khu vực cảng từ mép cầu vào hậu phương rộng 500m-700m.Khu vực nước cho tàu quay với bán kính 900m. Khu vực hai bên luồng lại là vùng cảng tiềm năng.Sau khi xây dựng, cửa sông Ruột Lợn với sông Cấm sẽ được bịt lại.Tổng vốn đầu tư đào luồng và tạo thủy diện cảng dự tính 442 triệu USD. Với mô hình trên, cảng và luồng ổn định. Duy tu thấp vì chống được luồng sa bồi vào cảng và vào luồng.Từ vị trí trên thuận lợi nối mạng đường sắt vào cảng.

Với mô hình Cảng Hải Phòng mới tại sông Ruột Lợn, quy họach thành phố Hải Phòng không đổi. Hệ thống nhân lực hàng ngày vẩn ở tại Hải Phòng và ra cảng làm việc thuận lợi.Cách làm trên tiết kiệm rất lớn chi phí tổ chức đô thị hậu cần sau cảng và hệ thống dịch vụ logistic sau cảng.Vì sử dụng ngay hệ thống hạ tầng đã có sẳn của Hải Phòng.

 

Như vậy đồng hành với xây dựng cảng Hải Phòng mới như trên nên nâng cấp đường sắt Hà Nội –Lao Cai.

Chúng ta ở cạnh một nước lớn như Trung Quốc, khi các họat động kinh tế xen kẽ tạo lợi ích  chính đáng cho mổi bên thì đó là con đường gìn giữ hòa bình khôn ngoan nhất.Việt Nam là cửa ngõ của một vùng đất lớn của Trung Quốc  ra biển , tại sao chúng ta không đón dịch vụ trên tạo ra việc làm và thu nhập. Bài học các kênh đào trên thế giới rất rõ.Các quốc gia có hàng di chuyển  qua các tuyến giao thông đều mong muốn khu vực trên ổn định chính trị và an ninh.Chúng ta đang ở trong thời đại liên kết và phụ thuộc. Vấn đề quan trọng nhất là phải chủ động trong liên kết và chủ động trong thế phụ thuộc.Chắc chắn giải pháp chủ động hợp tác với Trung Quốc khai thác nguồn hàng từ Côn Minh và tây Côn Minh ra biển là giải pháp chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế hơn là cho họ thuê đất vùng đầu nguồn để trồng bạch đàn. Lợi ích trên không chỉ giúp thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế biển Hải Phòng mà còn thay đổi cả bộ mặt kinh tế Lào Cai –nơi vốn chỉ dựa vào nguồn du lịch Sapa và  hàng  nhập siêu hàng từ Trung Quốc.Việc chúng ta chỉ quan tâm đến đường bộ Hà Nội –Lao Cai mà quên nâng cấp đường sắt Hà Nội –Lao Cai , hay xây dựng cảng Hải Phòng mà quên luồng hàng bằng đường sắt từ Lao Cai, hay nhảy cóc vào cảng Hải Hà ở Quảng Ninh là những bước đi cần cân nhắc lại.    

 

                 Chuẩn bị Đại hội lần thứ XI, Đảng nên tập hợp trí tuệ của giới trí thức để Việt Nam có cơ hội bức phá, vừa ổn định chính trị, vừa phát triển kinh tế như mong muốn tất cả mọi người.

 

KS Doãn Mạnh Dũng