Sự hình thành ý tưởng “Máy phát điện cố định bằng dòng hải lưu”
Nổi bật là hai con đê cát dài 17-18 km tạo nên vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh.
Hình : Đê biển bằng cát tạo nên vịnh Vân Phong
Hình : Đê biển bằng cát tạo nên vịnh Cam Ranh
Bờ biển Bình Thuận còn tồn tại nhiều cồn cát lớn kéo dài đến Vũng Tàu. Ở Đồng Bằng Sông Cữu Long còn rất nhiều giồng cát hình cánh cung hướng về phía Tân Châu, Đồng Tháp.
Hình : Những giồng cát ở Đồng Bằng Sông Cữu Long
Hiện tượng trên được giải thích như sau : Do chênh lệnh nhiệt giữa Xích đạo và Bắc Cực nên hình thành dòng hải lưu tầng đáy di chuyển từ Bắc Cực về Xích đạo. Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hoàn lưu tầng đáy trong khi di chuyển từ Bắc Cực xuống Xích đạo thì đồng thời cũng di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây. Tổng hợp hai hướng di chuyển trên, dòng hoàn lưu tầng đáy có hướng di chuyển thực là từ Bắc Cực về phía Nam, đến phía Đông đảo Hải Nam thì ép vào bờ biển miền Trung từ đoạn đèo Ngang đến Mũi Cà Mau. Đó là động lực chính tạo nên diện mạo bờ biển miền Trung và Nam Bộ.
Trong bản đồ hàng hải quốc tế qua biển Đông, chúng ta thấy khi tàu chạy từ bắc xuống nam về mùa đông thì tàu chạy sát bờ. Ngược lại khi tàu chạy từ Nam lên Bắc về mùa Đông thì tàu cần chạy xa bờ để tránh dòng nước ngược . Điều đó chứng tỏ có một dòng chảy rất mạnh sát bờ biển miền Trung theo hướng Bắc xuống Nam về mùa Đông .
Hình : Đường chạy tàu biển qua biển Đông
Trong tai nạn xe khách 48K-5868 lúc 04:30 h ngay 18/10/2010 tại Hà Tỉnh có 4 thi thể trôi ra sông Lam và tất cả đều trôi về phía Nam. Thi thể tìm thấy ngày 27/10/2010 tại xã Triệu Lăng- Quảng trị, cách cửa sông Lam 287 km. Cửa sông Lam cách nơi xảy ra tai nạn 30 km. Căn cứ thời gian và cự ly di chuyển của thi thể ta tính được tốc độ bình quân di chuyển của thi thể ở tầng đáy là 0,386 m/s.
Hình : vị trí xe khách bị rơi xuống nước đến cửa sông Lam
Hình : vị trí tìm được 4 thi thể. Vị trí cực Nam có 2 thi thể.
Theo tài liệu của Bộ tư lệnh Hải quân năm 1985, người ta thả các vật nổi ở Đông, Tây, Bắc , Nam đảo Hải Nam để xem hướng di chuyển của dòng tầng mặt và đo tốc độ dòng chảy trên tầng mặt. Kết quả, người ta thấy dòng chảy tầng mặt chạy dọc theo bờ biển miền Trung theo hướng Bắc- Nam trong các tháng : 1,2,3,4,8.9.10,11,12. Với tốc độ ghi chép được, ta tính ra tốc độ bình quân của dòng chảy mặt dọc theo bờ biển miền Trung là 1,472 hải lý/h hay 0,757 m/s.
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 1A
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 1B
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 2A
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng2B
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 3A
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 3B
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 4
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 5
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 6
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 7
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 8
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 9
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 10
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 11
Hình : Vệt và tốc độ di chuyển tầng mặt tháng 12
Đường đẵng sâu ở bờ biển là vết để lại của dòng hải lưu. Khi nghiên cứu các đường đẵng sâu trên bản đồ tự nhiên bờ biển miền Trung với tỷ lệ 1:50.000 do Việt Nam Cộng hòa đo đạt 1971,ta phát hiện các đường đẵng sâu đều có hướng di chuyển từ bắc xuống nam. Điều này khẵng định xu hướng di chuyển một chiều theo hướng Bắc xuống Nam là xu hướng chính của dòng hải lưu chạy dọc bờ biển miền Trung Việt Nam. Khảo sát tuyến bờ biển từ Hòn La -Quảng Bình đến mũi Kê Gà – Bình Thuận dài 1000 km, ta thấy đoạn từ Hòn La Quảng Bình đến cảng cá Sa Quỳnh – Đức Phổ – Quảng Ngãi có đường đẵng sâu -10 m chạy ổn định song song với bờ biển. Nhưng từ phía Nam cảng cá Sa Huỳnh đến mũi Kê Gà thì có đường đẵng sâu -20m chạy ổn định song song với bờ biển.
Trong Hội nghị quốc tế năm 6-2013 tại Tp HCM về các Đồng bằng : Mississippi, Ha Lan và Me Kong. Các chuyên gia Mỹ đã khẵng định bờ biển cửa sông Mississippi tiếp nhận rất ít năng lượng so với bờ biển cửa sông Mê Kông . Tôi hiểu rằng : bán đảo Florida đã che chắn dòng tầng đáy từ Bắc Cực đến bờ biển Mississippi nên bờ biển Mississippi rất ít sóng gió.
Với một bờ biển miền Trung Việt Nam có dòng hải lưu tầng mặt và tầng đáy chảy gần như cùng chiều trong năm và rất mạnh về mùa Đông, tại sao người Việt Nam không biến năng lượng trên thành điện năng để phát triển đất nước. Tất cả những thông tin trên giúp hình thành ý tưởng “Máy phát điện bằng dòng hải lưu” ra đời.
Con đường phía trước con nhiều việc phải làm để biến ý tưởng thành hiện thực. Nhưng nhiệm vụ của người trí thức là phải thấy trước khi chưa đủ các dữ kiện. Tôi tin rằng mình đã chọn một hướng đi đúng.
Xin chia xẻ thông tin và mong muốn hợp tác với các bạn cùng quan tâm.
KS Doãn Mạnh Dũng