Sáp nhập các tỉnh và tên gọi để phát triển đất nước. KS. Doãn Mạnh Dũng

Mô hình cảng mới tại Quảng Nam với đê chắn sóng màu đỏ
Lảnh đạo Đảng và Nhà nước đưa ra chương trình sáp nhập các tỉnh để tinh gọn bộ máy hành chính nhằm phát triển nhanh kinh tế đất nước.
Ví dụ 1 :
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị xây dựng cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Những vị đề xuất giải thích rằng cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ sử dụng luồng đã có của cảng Cái Mép Thị Vãi.
Chúng ta biết cảng Cái Mép Thị Vãi đã hình thành gần 30 năm nay nhưng thực chất cũng chỉ là cảng vệ tinh cho cảng Singapore hay Hồng Kong. Luồng hàng chính vẩn là các công-ten-nơ từ cảng Cát Lái nay thêm cảng Phước An đi Singapore hay Hồng Kong và ngược lại. Nguyên nhân chính là tài nguyên độ sâu, độ rộng vùng nước cho việc tiếp nhận tàu Trung chuyển quốc tế ở cảng Cái Mép Thị Vãi bị hạn chế. Vì vậy khi cảng Cái Mép Thị Vãi không thể cạnh tranh với vai trò cảng Trung chuyển quốc tế mà lại gánh thêm trách nhiệm tạo luồng cho cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ là việc bất khả thi.
Nhìn kỹ lại, những vị đề xuất cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ là muốn cạnh tranh với cảng Cái Mép -Thị Vãi. Nhưng khi sáp nhập Bà rịa- Vũng Tàu vào Tp Hồ CHí Minh thì ý tưởng cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ biến mất. Vì không ai lại bõ mồi bắt bóng : Hảy làm được cảng Trung chuyển quốc tế Cái Mép- Thị Vãi sau đó mới đẩy chương trình cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Nhờ sáp nhập Bà Rịa – Vũng Tàu vào Tp Hồ Chí Minh nên tránh lãng phí tiền của và sự thay đổi xấu đến môi trường.
Ví dụ 2 :
Với nghiên cứu cá nhân, tôi cho rằng Quảng Nam- Đà Nẵng rất khó phát triển kinh tế lớn. Vì vùng này Tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản rất hạn chế, khó hình thành đại công nghiệp.
Cảng Đà Nẳng có 2 hạn chế rất lớn : giới hạn độ sâu vì có dòng sông đưa sa bồi từ dãy Trường Sơn vào vịnh, đồng thời sóng rất nguy hiểm cho tàu thuyền vì cửa vịnh hứng gió Đông Bắc.
Tôi cho rằng cần hình thành cảng nước sâu tại bờ biển Quảng Nam bằng giải pháp đê chắn sóng từ Bán đảo Sơn Trà theo hướng Bắc-Nam. Với cảng có độ sâu đến 21 m, Quảng Nam có thể nhập khoáng sản từ Nam Mỹ về để xây dựng công nghiệp luyện kim , hay nhập gổ từ Nga về để chế biến đồ gổ gia dụng cho xuất khẩu.
Việc sáp nhập Quảng Nam với Đà Nẵng sẽ là yếu tố đầu tiên giúp hình thành cảng nước sâu tại bờ biển Quảng Nam. Hơn nữa trung tâm tỉnh Quảng Nam đang được đặt tại Tam Kỳ, đây là vùng nguy hiểm vì khi hồ Phú Ninh bị vỡ thì Tam Kỳ sẽ nhận nặng nhất sự thãm họa khi dòng nước hồ Phú Ninh đổ ra biển. Vì vậy trung tâm Quảng Nam- Đà Nãng nên đặt tại Đà Nẵng.
Với 2 sự việc cụ thể trên, tôi tin rằng chủ trương sáp nhập các tỉnh là hướng đi đúng trên hành trình xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện nay Nhà nước đã bõ cấp Huyện như vậy chỉ còn 3 cấp : Trung ương, Tỉnh và Xã.
Trong văn hóa Việt Nam, tên Tỉnh, Huyện, Xã, Làng là một nền văn hóa được tích tụ lâu đời, nhất là các vùng đất ở miền Bắc. Nghe tên Tỉnh và Huyện của một cá nhân trưởng thành, người lạ có thể hình dung cá tính và thói quen của người đó.
Người ở huyện Thủy nguyên thuộc Hải Phòng mang đậm màu sắc tính cách của người đi biển. Tính cách phóng khoáng, quyết đoán và sắn sàng đối mặt với các thách thức.
Người ở huyện Nghĩa Hưng hoặc gần đó thuộc Nam Định thì thường nhìn rất sâu mọi hiện tượng trong xã hội và họ có nhiều cách lý giải và đối mặt với mọi sự biến động. Vì vậy đất Nam Định đã sinh ra Tú Xương.
Đôi lời trên, tôi rất mong giữ được tên Tỉnh, Huyện, Xã, Làng của người dân Việt Nam.
Nhưng cách nào để có thể duy trì tên của Tỉnh và Huyện ?
Thời kháng chiến chống Pháp, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa gọi các vùng đất theo Khu. Với thói quen trên, khi nói Khu IV thì chúng ta hiểu đó là vùng Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng BÌnh…
Từ truyền thống trên, chúng ta thêm chữ Bắc, Trung, Nam, Đông, Tây trước Khu để đặt tên.
Ví dụ :
- Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình là Bắc Khu III
- Thanh Hóa là Nam Khu III
- Nghệ An là Bắc Khu IV
- Hà Tỉnh là Trung Khu IV
- Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế là Nam Khu IV
- Quảng Nam- Đà Nẵng là Bắc Khu V
- Quảng Ngãi – Cong tum là Trung Khu V
Chính quyền cấp Tỉnh và Huyện cũ tuy không còn nhưng vẩn giữ tên Tỉnh, Huyện cũ để thuận cho việc tra cứu trong văn hóa.
Với cách làm trên, tên Khu đã chỉ ra vị trí địa lý của các tỉnh mới và đáp ứng các nhu cầu quản lý hành chính. Tên Tỉnh cũ và Huyện cũ vẩn được giữ nguyên theo văn hóa truyền thống./.