Đi tìm triết lý giáo duc !

Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, ngày 6/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói
– Chúng ta thi tuyển để tìm người tài, chứ không phải để tìm người nhà.
Như vậy, hệ thống quan chức Việt Nam truyền thống chỉ là người nhà. Khi không có đầu ra, tất yếu ngành giáo dục Việt Nam không cần chất lượng. Như vậy nguyên nhân không thể bàn cải.
Theo kinh nghiệm của các nhà triết học Pháp, khi mọi sự trở nên rắc rối, chúng ta nên bắt đầu lại từ Immanuel Kant- nhà triết học Đức ( 1724-1804).
Bằng lao động, theo thời gian con người càng ngày càng xa dần những đặc tính hoang dã của con vật. Con người ngày càng biết chính xác hơn, nhiều hơn quy luật tự nhiên để làm ra của cải vật chất hay dịch vụ, biết quy luật xã hội để hợp tác giữa con người và con người được bền vững, biết hướng đến cái đẹp hoàn mỹ từ trái tim đến hình thức.
Để biết được quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội và hướng đến cái đẹp, con người phải được giáo dục từ tri thức đến trái tim.
Vì thiếu sự giáo dục, chàng thanh niên Herotrator ở đất Hy lạp xưa muốn bất tử thay vì nghiên cứu khoa học để lại cho nhân loại, anh ta chọn việc đốt đền thiêng. Anh ta bị xử án tử nhưng vẩn vui vẽ vì cho rằng đời đời mọi người buộc phải mãi mãi nhớ đến tên mình. Chắc chắn loài người không chỉ có một kẻ bệnh hoạn như trên.Trùm phát xít Hít le là một điển hình tiêu biểu.
Xưa ở nước Tề thời Chiến Quốc , vua Tuyên Vương thích nghe thổi sáo, nhưng mỗi lần thổi phải có ba trăm nhạc công. Đông Quách tiên sinh không được học thổi sáo nhưng cần lương ăn nên tham gia. Nhưng đến đời vua Mẩn Vương nối ngôi lại thích nghe tiếng sáo của từng người. Đông Quách tiên sinh nghe tin tìm đường trốn trước.
Như vậy giáo dục không chỉ giúp con người có nghề để trao đổi lao động mà còn hướng con người chọn con đường tiến hóa văn minh để phát triển.Để giáo dục có hiệu quả, học vấn từng giai đoạn cần phải được kiểm định bằng thi cử.
Ngày 5-6-2016 tại Thụy Sĩ với trưng cầu dân ý , có 78% cử tri không chấp nhận đề xuất thu nhập cơ bản vô điều kiện cho tất cả mọi người dân. Điều đó đã xác nhận hạnh phúc của con người là được làm việc và được cống hiến. Việc trưng cầu dân ý trên, chỉ ra văn hóa của người dân Thũy Sĩ đã đến giai đoạn văn minh.
Ngày 22/8/2016, trên bản tin thời sự VTV1 lúc 19:00, một vị lảnh đạo cao cấp của Việt Nam nói:
– Không có văn hóa thấp hay cao mà chỉ có sự đa dạng.
Tôi giật mình về sự nhận định thiếu minh triết trên vì ông vốn là một nhà triết học.
Văn hóa là dùng “văn để giáo hóa” con người, gọi tắt là văn hóa. Trình độ văn hóa thấp hay cao của một dân tộc dẻ dàng định rõ khi quan sát tại chợ và tại nhà Nhà hát giao hưởng của quốc gia. Hoặc xem xét dân tộc đó đổi xử với thiên nhiên là biết dân tộc đó có văn hóa thấp hay cao.Việc các quan chức chấp nhận đưa Formosa vào Hà Tỉnh rõ ràng không thể gọi là sự đa dạng trong văn hóa mà đó là ngu muội trong văn hóa ứng xử với thiên nhiên. Vì loài người cần thiên nhiên. Thiên nhiên không cần con người. Nếu không có văn hóa thấp hay cao thì hệ thống giáo dục không cần quan tâm giáo dục văn hóa.
Phải chăng sự tham nhũng ở Việt Nam là sự đa dạng trong văn hóa ?
Giữa rừng, cả đàn sói cùng săn mồi. Nhưng sau khi có được con mồi, đàn sói cắn xé nhau tranh ăn. Bản chất sự tham nhũng không phải là văn hóa. Trong giáo dục của mọi dân tộc đều dạy con người biết chia sẽ và hợp tác trong cộng đồng. Nên tham nhũng là sự thoái hóa quay lại bản tính của loài sói.
Vậy con người cần giáo dục điều gì ?
Theo Platon, học trò của Socrate “Trên đời này chỉ có ba vật đáng quý giá , đó là công bằng, mỹ thuật và chân lý ” ( Câu chuyện Triết học – Will Durant – NXB Hồng Đức- trg 60) .Trong đó “Công bằng ” là sự bình đẵng giữa con người và con người, “Mỹ thuật” là cái đẹp từ trái tim đến hình thức, “Chân lý ” là những quy luật tự nhiên và xã hội. Nền văn minh Hy lạp sớm nhất của loài người đã chọn sự “Công bằng” là yếu tố hàng đầu trong quan hệ xã hội giữa con người và con người. Nhưng “Công bằng” luôn luôn bị tránh né từ thời Hy lạp – 400 năm trước Công nguyên đến hôm nay. Một xã hội có thể chưa giàu, nhưng sự “Công bằng” sẽ giúp xã hội ổn định.Tại sao loài người tránh né “Công bằng” ?
Phương Đông xưa theo chế độ quân chủ, nên vua rất ngại sự “Công bằng” nên chọn chữ “Thiện”. Vì vậy, Chân -Thiện – Mỹ được chọn là tiêu chí cho mọi mục tiêu trong xã hội phong kiến và chuyên chế.
Bạn thích được sự giúp đở bằng sự “Từ thiện” của người giàu hay bạn muốn có cơ hội đi học như họ, có quyền bình đẵng trong sử dụng tài nguyên, trong vay vốn ngân hàng, trong tham gia ứng cử vị trí quản lý xã hội như họ ?
Chắc chắn bạn chọn “Công bằng”.

Do đó tiêu chí của một nền “Cộng hòa” phải là “Chân- Bằng -Mỹ”.
Việc giáo dục phải bắt đầu từ các em bé và không ngừng đến khi con người trở về cát bụi theo quy luật của thiên nhiên.
Với các em bé phương pháp giáo dục chủ yếu từ mắt thấy, tai nghe, lưỡi nếm, tay sờ , mũi ngữi… nhằm tạo ra ký ức với sự hướng dẩn của người thầy.
Với các em lớn hơn là hướng dẩn đọc sách để biết kinh nghiệm của người xưa nhằm nội suy để hình thành những tư tưởng cao hơn, nhất quán hơn và tinh túy hơn.
Với sinh viên đại học đó là sự nội suy theo các lô-gic hợp lý để tìm ra chân lý mới. Đó là sự tích hợp đa kiến thức để tìm miền chung của nó. Đó là những phát minh mới.
Với cách tư duy trên, việc đào tạo không toàn diện sẽ tạo ra những con người què quặt và nguy hiểm cho xã hội. Các trường chuyên, chỉ giúp các em sớm có danh tiếng nhưng khó có những phát minh lớn sau này. Xin nhắc lại lời của GS Tôn Thất Tùng :
– Sự phát minh là miền chung của đa kiến thức.
Tôi biết câu này từ học trò của ông cách đây đã 20 năm và đó là viên ngọc quý trong tri thức.
Kiến thức phổ thông là kiến thức phổ quát sau đó mổi người có thể chọn một công việc thích hợp với năng khiếu bản thân. Kiến thức phổ thông không chỉ bao hàm tri thức tối thiểu, phương pháp tư duy và cả những nhân cách làm người.
Không thể tin ông Bộ trưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ khi ông đã từng bị lập biên bản vì vi phạm luật thi cử trong quá khứ. Một kẻ từng đi ăn cắp và bị bắt lại lên truyền hình bàn về văn hóa với thiên hạ. Một cơ thể chính trị khỏe mạnh chắc chắn không có hiện tượng trên.
Một con người biết quy luật tự nhiên và xã hội, giỏi ngoại ngữ nhưng thiếu một trái tim đẹp thì sẽ trở thành những con người độc ác, giảo hoạt gây hiểm họa cho xã hội. Họ thừa mánh lới để đưa các nhà đầu tư nước ngoài vào để kiếm lợi, không quan tâm đến môi trường, đến sự chết yểu của doanh nghiệp trong nước hay lợi dụng vị trí của mình để ăn cắp tài nguyên và tài sản cộng đồng một cách hợp pháp.Ngành giáo dục cần dạy con người biết xa lánh những kẻ xa tính người như trên.
Trong giáo dục, việc giáo dục trái tim là việc khó khăn nhất của loài người.
Nếu trong xã hội phong kiến và chuyên chế mọi người phải hành động vì sự sợ hải. Ngược lại trong một nền Cộng hòa, con người hành động vì tiếng gọi thôi thúc của lương tâm. Tham gia quản lý xã hội vì sự tiến hóa của cộng đồng chứ đó không phải là nơi kiếm tiền.Muốn kiếm tiền có sân chơi là các doanh nghiệp. Thậm chí khi doanh nghiệp thành công có nhiều tiền, con người văn minh như Bill Gates còn đem tiền giúp nhân loại phát triển. Xưa, nghề làm thầy là tấm gương cho học trò không chỉ trong học tập mà cả trong đối nhân xử thế suốt cuộc đời. Để người thầy giữ được mãi mãi hình ảnh cao quý của mình, không chỉ người thầy cần cố gắng mà Nhà nước cần có sự đải ngộ xứng đáng và phía xã hội cần dành mọi sự trân trọng với người thầy.
Để giáo dục trái tim, phải bắt đầu từ tình yêu thương .
Bạn tôi và vợ đi đường gặp cô bé bị động kinh lăn ra ngất. Cả hai đưa giúp cô bé lên lề đường. Người vợ vốn là một nữ hộ sinh xem mạch cô bé và nói:
– Anh yên tâm, tý cô bé sẽ tỉnh thôi và kêu mẹ !
Đúng vậy, vừa tỉnh lại, cô bé mếu máo :
– Mẹ ơi ! mẹ ơi !
Qua câu chuyện trên, việc giáo dục các em thiếu nhi phải bắt đầu từ tình yêu của đứa trẻ với cha mẹ,ông bà và anh chị em trong gia đình.Không thể dạy đứa trẻ vừa ra đời đã phải yêu ông Stalin tận Liên Xô như Tố Hữu.Đó là cách dạy con người làm nô lệ cho ngoại bang. 
Khi lý trí minh triết và trái tim yêu thương biết gắn kết giữa gia đình với cộng đồng thì sức mạnh của dân tộc đó sẽ là vô biên.
Giáo dục chỉ có thể gọi là thành công khi đào tạo ra những công dân biết tự làm việc và làm việc theo nhóm để tồn tại trong mọi hoàn cảnh, biết gắn kết quả lao động của mình và nhóm mình với sự phát triển ổn định của xã hội, biết hướng người thân vào lao động để tìm hạnh phúc, biết sống thanh đạm để phong phú thêm tâm hồn cho cuộc đời ngắn ngũi này.
KS Doãn Mạnh Dũng