Vì sao ông GS-TS H đề xuất học không cần chấm điểm, không cần phải thi ?
Nói một cách khác, thực tiển luôn luôn buộc bạn phải thành công. Nếu bạn thất bại bạn phải rời sân chơi. Nhưng cuộc đời chỉ có một lần, bạn không có cơ hội làm lại.
Các cuộc thi trước hết giúp bạn tự đánh giá đúng với chính mình.
Nhờ các kỳ thi, buộc bạn phải nghiêm túc với việc học tập từ giai đoạn chuẩn bị lên lớp, nghe giảng, ôn bài, tham gia thi cử.
Cành cây phải được uốn nắn khi còn non.
Vậy tại sao có ông GS-TS nọ đưa ra chương trình cải cách giáo dục, học không cần chấm điểm, không cần thi ?
Nghiên cứu kỹ thời đại và môi trường của ông GS-TS nọ, thì thấy ông ta là con em của những người có quyền lực nhất Việt Nam.
Gia đình bạn có những người thân siêu quyền lực không ?
Thực tiển ở Việt Nam, kẻ ăn cắp đã bị bắt ít nhất hai lần ở nước ngoài nhưng vẩn lên Ti-vi giảng về văn hóa !
Kỳ lạ hơn kẻ tham gia thi cử bị lập biên bản vẩn còn thông tin trên in-tơ-nét lại được bổ nhiệm làm Bộ trưởng .
Môi trường đó đã sản sinh ra những tư duy như ông GS-TS nọ. Nhờ quyền lực gia đình, bạn không cần học nghiêm túc vẩn được lên lớp, vẩn có chức quyền và danh giá cao trong xã hội. Tư duy đó chỉ giúp con người trở lại thời hoang dã.
Để tiến hóa, con người phải vượt qua chính mình bằng từng bước tích lủy tri thức về quy luật tự nhiên và quy luật xã hội để tồn tại và cùng đồng loại phát triển.
Chính sách giáo dục xưa nay tùy thuộc quyền lực của nhà cầm quyền. Nhìn chung có ba nền giáo dục.
Nền giáo dục của chế độ nô lệ , phong kiến và độc tài luôn luôn có hai trường phái cùng tồn tại :
Trường phái “Thừa hành” dành cho số đông dân chúng và trường phái “Chiếm đoạt ” dành cho số ít con em vua chúa và giới quý tộc cầm quyền. Tiêu chí cả hai nền giáo dục “Thừa hành ” và “Chiếm đoạt” đều hướng đến : Chân – Thiện- Mỹ.
Chân là chân lý của quy luật tự nhiên. Còn chân lý của quy luật xã hội thì bị bóp méo theo nhu cầu của nhà cầm quyền.
Thiện là lòng trắc ẩn và từ thiện. Dạy người dân chấp nhận số phận và biết thương người khác nhưng không thương bản thân hay cha, mẹ, anh, em trong gia đình.
Anh Đ – người Hà Nội- học cùng khóa với tôi, hàng ngày vẩn gặp nhau uống cà fê. Dù rằng anh từng là thư ký của một Bộ trưởng nổi tiếng, nhưng anh thường tự trách mình là sản phẩm của nền giáo dục “Thừa hành” bằng câu:
– Tôi chỉ là thằng bồi bút, thằng hèn!
Nền giáo dục “Chiếm đoạt” dạy giới quý tộc phương pháp mị dân và phương pháp chiếm đoạt quyền lực và tài sản của đồng loại.
Mỹ là cái đẹp nhưng mang nặng hình thức.
Ở Việt Nam, chuyện Trịnh Xuân Thanh là điển hình của một tầng lớp được hưởng nền giáo dục “Chiếm đoạt”.
Nền giáo dục trong chế độ cộng hòa được gọi là “Khai sáng” để cá nhân tồn tại và tiến hóa cùng cộng đồng với tiêu chí : “Công- Bằng- Mỹ” do các triết gia Hy lạp -Socrate và các học trò Platon, Aristore đề xuất từ 400 năm trước Công nguyên.
Chân là chân lý của quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Chữ “Thiện” mang tính giỏi nghề hay gọi là thiện nghệ nằm trong chữ “Chân”.
Bằng là sự công bằng từ cơ hội học tập, y tế đến mưu sinh. .
Mỹ là cái đẹp từ hình thức đến tâm hồn. Chữ “Thiện” mang tấm lòng tự thiện, thương người nằm trong chữ “Mỹ” chỉ vẽ đẹp của tâm hồn khiêm nhường,vị tha, cao thượng và không hận thù của người văn minh.
Trong một chế độ cộng hòa, khi việc tự giáo dục không được hướng dẩn tốt vẩn hình thành nền giáo dục “Chiếm đoạt”. Trong thiên nhiên, đó là hiện tượng lại giống của động, thực vật hay gọi là hiện tượng thoái hóa của con người. Chuyện ứng cử viên Tổng thống Mỹ- Donald Trump với giai đoạn bầu cử sơ bộ được nhiều sự ủng hộ nhờ hình thức biểu thị sự thành công với những cao ốc và máy bay mang tên ông. Nhưng gần đến phút chót mới biết ông là kẻ “Chiếm đoạt” từ nghĩa vụ thuế, lời hứa đóng góp làm từ thiện sự kiện 11/9, đến cả sự chiếm đoạt tình dục từ những phụ nữ đang có chồng. Đó không phải là văn minh mà loài người hướng đến.
Chỉ có nền giáo dục “Khai sáng” là mục tiêu không hối tiếc của một đời người.
Việc thi cử trong học tập như bạn soi gương, chải đầu trước khi bước ra khỏi nhà. Bạn hiểu bóng mình khi gặp người khác. Thi cử cũng vậy , giúp ta tự tin hơn khi muốn biến tư duy thành hàng hóa hay dịch vụ để kiếm sống. Chọn chính sách giáo dục là quyền năng của nhà cầm quyền. Nhưng quyền tự học để khai sáng là sức mạnh của chính bạn, giúp bạn và con cháu thành công,hạnh phúc.
KS Doãn Mạnh Dũng