Con đường phá thế hiểm trở của Hoành Sơn và tăng lũ lụt miền Trung

Con đường phá thế hiểm trở của Hoành Sơn và tăng lũ lụt miền Trung

Nhìn bản đồ Việt Nam, phía bắc có Đồng bằng Sông Hồng , phía nam có Đồng bằng sông Cữu Long. Miền Trung là vùng đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp nằm sát biển bên sườn đông của dãy Trường Sơn.
Đỉnh dãy Trường Sơn với những đoạn dài là đường biên giới Việt Nam và Lào đồng thời cũng là đường chia nước mưa sang đông hay tây dãy Trường Sơn.
Nước mưa theo sườn tây thì đổ xuống sông Mê Kông qua đất Lào, Kampuchia rồi trở về Việt Nam bồi lấp nên Đồng bằng sông Cữu Long. Nước mưa theo sườn đông đổ xuống vùng Đồng bằng ven biển miền Trung.
Với đặc điểm trên, việc tổ chức giao thông cần theo thứ tự sau :
Xét về nhu cầu kinh tế và đi lại của nhân dân, việc ưu tiên là có đôi đường sắt khổ 1435mm để có tốc độ hợp lý và hợp tác với quốc tế trong tương lai. Mục tiêu đường sắt không chỉ lưu thông hàng hóa và cả hành khách từ Tp HCM đến Hà Nội trong 12 giờ. Sáng sớm bạn lên tàu, tối bạn có mặt tại Hà Nội. Đó là nhu cầu lớn của nhân dân.
Tiếp theo mới là đường quốc lộ 1A để nối các tỉnh với nhau nhưng cần có quan điểm vận tải bắc-nam phải ưu tiên sử dụng đường sắt tốt hơn đường bộ trên phương diện năng suất và giảm tai nạn giao thông.
Thứ đến là các đường “xương cá” nối Tây nguyên với vùng Đồng bằng ven biển.
Trong bản tin thời sự VTV1 tối ngày 7/11/2016 đưa tin tuyến đường ngang từ Nam Phú Yên nối với Gia Rai – Tây Nguyên đã khởi động từ lâu nhưng trì trệ.
Trong tất cả các tuyến đường ngang ở miền Trung thì tuyến đường Nam Phú Yên nối với Tây Nguyên là tuyến duy nhất không có đèo nguy hiểm như Quốc lộ 19 ở Bình Định,Quốc lộ 26 ở Khánh Hòa, Quốc lộ 25 ở Ninh Thuận.
Rất tiếc đường sắt còn nguyên như thời Pháp cách đây 100 năm, đường Quốc lộ 1A làm từng đoạn và có xu hướng khuyến khích vận tải ô tô khách bắc-nam nên tăng tai nạn giao thông, đường ngang đông tây như Nam Phú Yên nối với Tây Nguyên thì chẵng quan tâm. Ngược lại Chính quyền lại ưu tiên mở rộng đường mòn phía đông dãy Trường Sơn thành đường Quốc lộ chạy song song với Quốc lộ 1A và được giải thích vì an ninh đất nước.

 

 

Hình đường Trường Sơn và mô hình giao thông sườn đông dãy Trường Sơn

Xưa Nguyễn Bỉnh Khiêm từng có lời khuyên “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Chính sự hiểm trở của dãy Trường Sơn là nơi giúp nhà Nguyển đủ sức mạnh để “vừa thủ, vừa công” mở rộng đất phương Nam và giúp Viêt Nam tồn tại và vượt qua các cuộc chiến tranh khốc liệt. Bạn tưởng tượng nếu đường phía đông dãy Trường Sơn được hiện đại từ thời Pháp thì chắc chắn các cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ khốc liệt hơn nhiều, xương máu phải đổ ra nhiều hơn.
Trong thập niên 1990, khi đương chức, Thủ tướng Võ Văn Kiệt có về Khánh Hòa và nói với các vị lão thành cách mạng :
– Nếu tôi có quyền, tôi sẽ chuyển thủ đô Hà Nội về Khánh Hòa.
Như vậy những người trãi nghiệm đều hiểu họa Trung Quốc là rất lớn và Việt Nam cần có chiến lược để tồn tại khi có ngoại xâm. Chiến lược đó là phải dựa vào dãy Trường Sơn. Người Triều Tiên đã xây dựng các đường tàu điện ngầm rất sâu trong lòng đất. Việt Nam có dãy Trường Sơn nên không có kẻ thù nào có thể đổ bộ để đô hộ người Việt Nam. Vì vậy việc xây dựng và mở rộng đường đông dãy Trường Sơn đã phá thế hiểm nguy của dãy Trường Sơn và đi ngược lại chiến lược lấy yếu đánh mạnh theo truyền thống xưa nay của tổ tiên người Việt Nam khi bị xâm lược.
Việc mở rộng và hiện đại đường phía đông dãy Trường Sơn lại giúp đưa gổ từ các rừng nguyên sinh dể dàng ra thị trường. Trên VTV1 có giới thiệu rừng ở khu vực ngã ba Đông Dương nơi tiếp giáp Việt Nam- Lào – Kampuchia. Toàn bộ rừng nguyên sinh của Lào và Kampuchia còn nguyên. Ngược lại bên Pờ Y, huyện Ngọc Hồi , KonTum chỉ còn màu xanh của một vùng kinh tế mới, rừng nguyên sinh hoàn toàn biến mất.
Khi con người đối đầu với thiên nhiên, tất nhiên con người phải đón nhận những tàn phá dữ dội nhất. Việc phá rừng ở Tây Nguyên chẵng khác lấy rơm ở nóc nhà để nấu cơm. Bụng no trước mắt nhưng phải đón nhận cái lạnh lùng của thiên nhiên trong nhiều đêm dài.
Hơn nữa , đường phía đông lưng chừng núi của dãy Trường Sơn như bức tường hướng dòng nước vào những vùng trũng và tạo nên những trận lũ quét kinh hoàng đe dọa sinh mạng và tài sản của con người.
Để duy trì trạng thái kỹ thuật của đường phía đông dãy Trường Sơn cần đầu tư rất lớn hệ thống cầu và cống cho việc thoát nước theo hướng từ tây sang đông . Vì vậy tư duy mở rộng và xây dựng đường Hồ Chí Minh chỉ thích hợp khi họa ngoại xâm không còn và nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất cao.
Năm 1998, khi trực tiếp gặp Bộ trưởng Bộ GTVT Lê Ngọc Hoàn tại Tp HCM, tôi đã nêu những tác hại việc mở rộng và xây dựng đường phía đông dãy Trường Sơn nhưng được biết chủ trương đã được quyết định.
Sau hai mươi năm xây dựng và khai thác con đường lưng chừng núi phía đông dãy Trường Sơn đã đũ thời gian để trãi nghiệm về chi phí và hiệu quả kinh tế. Hôm nay Việt Nam lại đối mặt với họa bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Nhớ lời Nguyển Bỉnh Khiêm mà chạch lòng khi tính đến chốn dung thân của cả một dân tộc đã bị phá nát.
Thiên nhiên không cần con người, con người rất cần thiên nhiên để tồn tại và phát triển.

 

KS Doãn Mạnh Dũng