Thêm một phương án lựa chọn cho cảng Đà Nẵng. PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận

Thêm một phương án lựa chọn cho cảng Đà Nẵng. PGS-TS Hoàng Xuân Nhuận

 

Đây là phương án mà chúng tôi đã nghiên cứu trong năm 2001 với mục tiều đề xuất vị trí thay thế cho hạm đội của Nga để có thể sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích hoà bình.

 

 

Sơ hoạ phương án cảng Đà Nẵng cho tàu Aframax

 

 

Vịnh Nam Cang có tiềm năng phát triển cảng rất lớn. Lợi dụng địa hình của bán đảo sơn Trà và vùng nước sâu kế cận hoàn toàn có thể xây dựng một hải cảng hiện đại với chi phí ban đầu nhỏ hơn nhiều so với các cảng nổi tiếng có cùng công suất.

 

Trên hình vẽ kèm theo, trình bày một trong những phương án lựa chọn. Tàu mục tiêu là tàu Aframax (80.000 – 120.000 DWT).

 

Cảng được quy hoạch theo hướng tiết kiệm tối đa đê chắn sóng, kết hợp tối ưu giữa nạo vét và tôn tạo, đồng thời tiếp tục phát huy thành quả của cảng Đà Nẵng trong thời kỳ vươn ra biển lớn.

 

Theo phương án này, hệ thống bảo vệ cảng bao gồm 2,6 km kè bờ, trong đó kè nước nông (độ sâu <5,0m chiếm 1,9km) và đê chắn sóng nước sâu (độ sâu >10m) dài khoảng 400m.

 

Cảng được phân thành 2 cụm. Cụm cảng kín, nằm trong vịnh Đà Nẵng, tàu mục tiêu là tàu Panamax. Cụm cảng mở  nằm trong vịnh Nam Cang, tàu mục tiêu là tàu Aframax.

 

Hai cụm cảng được nối với nhau bởi một kênh đào dài khoảng 1,5 km, rộng từ 150 – 200m. Để xây dựng kênh đào này cần giải toả khoảng 26ha và xây dựng hầm ngầm nối đường Ngô Quyền và đường Yết Kiêu.

 

Với quy hoạch như đã nêu, cảng Đà Nẵng có năng lực thông qua tương đương với cảng Marseille của Pháp. Trong tương lai, cảng có thể được mở rộng ra vịnh Nam Cang, nếu cần thiết.

 

Do địa hình thuận lợi, bài toán thích nghi với mực nước biển dâng có thể được giải quyết với chi phí hợp lý.

 

Hà Nội ngày 20/10/2009