Tiềm năng cảng biển ở Đà Nẳng là vùng biển phía nam bán đảo Sơn Trà.

Tiềm năng cảng biển ở Đà Nẳng  là vùng  biển phía nam bán đảo Sơn Trà.

Tàu biển Thành An 27 nằm ngất ngưỡng kề bên đường Nguyễn Tất Thành ngay trung tâm thành phố  Đà Nẳng.  Theo chiến lược Kinh Tế Biển quốc gia ,” Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ , duyên hải Trung Bộ ( Thanh Hóa – Bình Thuận ) : Xây dựng Đà Nẳng thành trung tâm phát triển các lỉnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế biển lớn của nước ta” ( Ghi chú : phía Bắc là Hải Phòng-Quảng Ninh, phía Nam là thành phố Vũng Tàu) .

Dựa vào nguyên lý tạo ra sản phẩm và dịch vụ thì chúng ta cần các yếu tố  : lao động  cơ bắp, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên trí tuê, vốn tích lủy.

Xét bốn yếu tố trên, chúng ta dư về lao động cơ bắp, vốn tích lủy nhỏ bé chủ yếu dựa vào sự hổ trợ của Trung ương, còn tài nguyên trí tuệ  phải cần nhiều tiền để đào tạo và thời gian. Điều ưu tiên quan tâm sử dụng khi  nền kinh tế còn nghèo là tài nguyên thiên nhiên.

Để là một trung tâm kinh tế biển thì yếu tố đầu tiên cần có là tài nguyên cảng biển. Vịnh Đà Nẳng   tài nguyên cảng biển rất hạn chế. Nguyên nhân cửa vịnh Đà Nẳng nhìn vào hướng đông bắc, đó là hướng đón gió và sóng đông bắc .Bão vùng bắc bán cầu xóay theo chiều ngược kim đồng hồ nên hướng cửa vịnh Đà Nẳng nhìn về đông bắc là hướng đón bão. Chúng ta nhớ đầu thập niên 1980, tàu Sông Hương “dại dột” tránh bão  trong vịnh Đà Nẳng nên sóng lắc đến nổi một phục vụ viên bị tử nạn khi di chuyển trong ca bin bị đẩy từ hành lang này sang hành lang ngược lại, đâm đầu vào vách tường. Sóng trong vịnh Đà Nẳng không có quy luật, các hoa tiêu còn gọi là “ sóng đá gà” nên điều động tàu trong vịnh Đà Nẳng  đòi hỏi hoa tiêu có đẳng cấp và có kinh nghiệm với thiên nhiên địa phương.

Về độ sâu , vịnh Đà Nẳng có sông Cự Đề phía bắc, sông Hàn phía Nam. Muốn hay không , đó là cửa thóat sa bồi từ  dảy Trường Sơn ra biển trong  quá khứ và tương lai.Con ngời khó thay đổi yếu tố này. Cả hai yếu tố  về độ kín gió và độ sâu   làm vịnh Đà Nẳng hạn chế lớn về tiềm năng cảng biển.

Gần đây Đà Nẳng tập trung phát triển du lịch phía Nam vịnh Sơn Trà. Nhìn bên ngoài, khu vực bờ biển vùng này đẹp và khá sạch sẽ. Nhưng ở đây chứa hai tiềm ẩn nguy hiểm.Khi bão đến, tòan bộ bờ biển sẽ bị phá nát.Bãi biển ở  đây là vùng  nguy hiểm cho con người khi tắm biển. Nguyên nhân vì một dòng hải lưu lạnh chạy ngầm từ bắc xuống nam  và từ đông sang tây có xu hướng kéo các vật trong dòng nước theo hướng bắc nam. Chính vì vậy khi tắm biển ở đây, vô ý bơi ra xa thì bị kéo ra xa và đẩy về hướng nam. Đặc điểm này không chỉ ở khu vực nam bán đảo Sơn Trà mà mang tính phổ biến ở các bãi tắm ở miền Trung, những vùng bờ biển không có đảo che chắn phía bên ngoài. Chúng ta nhớ một vị lảnh đạo cao cấp của Tổng Công ty xăng dầu đã bị nước cuốn tại vùng bãi tắm ở bờ nam bán đảo Sơn Trà trong năm 2008.

Qua phân tích trên ta thấy Đà Nẳng bị hạn chế về tiềm năng cảng biển. Tiềm năng về du lịch không ổn định.

Để thay đổi tiềm năng cảng biển Đà Nẳng, tôi đã đề xuất nên ưu tiên xây dựng cảng vùng nam bán đảo Sơn Trà. Đê chắn sóng không chỉ tạo khu cảng , khu chế xuất cho nền công nghiệp mà còn là  căn cứ giúp thuyền bè qua lại tránh bão. Cảng biển đâu chỉ với mục tiêu thương mại trao đổi hàng mà địa phương có sẳn mà quan trọng hơn là tiếp nhận các nguyên vật liệu từ biển ,từ  địa phương khác hay các quốc gia khác với chi phí vận tải thấp để về chế biến và xuất đi.Đó là con đường tất yếu nếu chúng ta muốn cuộc sống chúng ta hôm nay ổn định    xây dựng một nền tảng lâu dài cho thế hệ sau. Hệ thống đê phía nam bán đảo Sơn Trà không chỉ tạo ra tiềm năng cảng mới mà còn tạo sự an tòan cho các bãi tắm.

Hệ thống đê bắt đầu từ mũi Đà Nẳng ( mũi cực đông của bán đảo Sơn Trà) chạy về phía nam. Đê dài  13 km, chiều dài tuyến cầu tàu trên 22.000m, độ sâu đạt cảng đạt -21m , diện tích vùng mặt nước của cảng 100 km2 .Bình quân 1000 m đê  ta có 1700 m cầu cảng kín sóng gió với độ sâu -21m .Sự so sánh nay thấy rõ xây dựng cảng ở đây tốt nhiều hơn ở vịnh Dung Quất.

Việc xây dựng đê bằng công nghệ thùng bê tông cốt thép đúc sẳn trên bờ sau đó kéo đến vị trí cần lắp đặt, đánh chìm và hút đổ cát vào bên trong thùng. Đê có thể xây dựng thành nhiều giai đoạn, đê càng kéo dài thì cảng càng được mở rộng.

 

KS Doãn Mạnh Dũng