Đặc khu kinh tế mở của Việt Nam và Biển Đông

Tháng 6 năm 1997, tôi là người nghiên cứu và đề xuất tiềm năng cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong để hội nhập khu vực và đề nghị hình thành Đặc khu kinh tế mở Vân Phong. Rất tiếc ông thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bõ mất cơ hội vàng giúp thay đổi bộ mặt kinh tế của đất nước và ông kiên trì sử dụng vịnh Vân Phong cho mục tiêu du lịch. Nhưng tư duy chia lại thị phần hàng hóa trung chuyển của Singapore đã được Malaysia sử dụng. Năm 1999 Malaysia bắt đầu đưa cảng Tanjung Pelepas vào khai thác . Đến năm 2015, cảng Tanjung Pelepas đã đạt 9,1 triệu TEU. Có thể trong thời gian cuối thập niên 1990, sự gắn bó của ông Võ Văn Kiệt với Singapore đã là yếu tố chính trì hoãn và chống lại đề xuất cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong. Hậu quả , hệ thống cảng biển Việt Nam thì ngày càng lạc hậu vì bị chính người Việt Nam phá hủy như cảng Sài Giòn và cố tình ngăn chặn những tư duy xây dựng cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong và tìm cách bóp chết cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL từ trứng nước.
Cuối năm 2017, Việt Nam bắt đầu xem xét mô hình Đặc khu kinh tế Vân Phong trong một bối cảnh thật sự bất lợi cho Việt Nam .
Ngày 6-11-2015 ông Tập Cận Bình phát biểu rất hữu nghị với Quốc hội Việt Nam. Nhưng sáng ngày 7-11-2015 tại Singapore ông Tập Cận Bình “ngang nhiên khẳng định những hòn đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc từ thời cổ xưa”. Như vậy Trung Quốc đã chính thức tìm mọi phương sách để hợp pháp hóa sự có mặt của Trung Quốc tại đường lưỡi bò. Vì vậy việc vô hiệu hóa các cứ điểm ở bờ biển Việt Nam có thể kiểm soát “đường lưỡi bò ” là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Do đó thay vì đổ tiền vào quân sự, Trung Quốc chỉ cần bõ tiền mua vịnh Vân Phong , Phú Quốc , Vân Đồn là giản đơn và hợp với luật pháp quốc tế. Đặc biệt khi Trung Quốc chiếm được vịnh Vân Phong thì đương nhiên vô hiệu hóa cảng quân sự Cam Ranh.
Năm 1997, Chính phủ Võ Văn Kiệt chưa bị sức ép nợ công. Nhưng đến năm 2017, nợ công nặng nề. Yếu tố nầy rất thuận lợi để Trung Quốc mua đứt tất cả các Đặc khu kinh tế của Việt Nam. Đó là chưa kể sự “kết nghĩa” giữa các nhóm Việt Nam và Trung Quốc đang được hợp pháp hóa từ truyền thông đến nhiều lỉnh vực bất ngờ khác.
Nhân đây xin nhắc thêm, tháng 3-2003, nhân dịp đưa đoàn Lào thăm cảng Vũng Áng, tôi đã trực tiếp báo cáo với ông Trần Đình Đàn – Bí thư Hà Tỉnh về tiềm năng cảng Sơn Dương- Hà Tỉnh. Trong buổi báo cáo trên có ông Nguyển Nhật – lúc đó là cán bộ của Hà Tỉnh và hiện nay là Thứ trưởng Bộ GTVT. Rất tiếc, các kết quả nghiên cứu cảng Sơn Dương Hà Tỉnh của giới trí thức Việt Nam lại được lảnh đạo tỉnh Hà Tỉnh chuyển giao cho Trung Quốc với mô hình đầu tư của Formosa. Đây là bài học lớn với trí thức Việt Nam.
Người Việt Nam không bao giờ muốn đối đầu với Trung Quốc, nhưng lịch sử Việt Nam với quá nhiều sự kiện đã dạy mọi thế hệ phải luôn nhớ bài học của quá khứ. Thế hệ đang sống chứng kiến Ải Nam quan đã mất, xâm chiếm Hoàng Sa 1974 , tấn công xâm lược biên giới phía Việt Nam năm 1979, chiếm Gạc Ma 1988 nên bộ mặt xâm lược của Trung Quốc không thể che đậy với người Việt Nam thoát nạn mù chữ.
Một gia đình trẻ mới kết hôn còn nhiều khó khăn là sự đương nhiên. Nhưng người chồng vốn mù chữ, không hiểu lẽ đời nên lại sai vợ đến kẻ bảo kê đầu phố vay tiền để làm ăn thì chắc chắn phúc ít, họa nhiều. Nhớ ông hoa tiêu Nhạ – người Nam Bộ- khi dạy ở trường Hàng hải đã nói : “Lý trưởng ngu thì cả làng khổ. Còn người chủ gia đình ngu thì cả nhà đói rách”.
Chúng ta không thể thay đối quá khứ, nhưng quá khứ đã dạy chúng ta hảy chọn con đường đi không hối tiếc. Con đường đó không thể nhận thức bằng cảm xúc theo thói quen như Lổ Tấn :” Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi.” Con đường cần thiết cho dân tộc Việt Nam phải là con đường hình thành từ trí tuệ được chọn lựa từ những bài học lịch sử của dân tộc Việt Nam, từ tinh hoa của các dân tộc trên thế giới. Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ thuyết mà Việt Nam đã đề ra :” Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Như vậy mục tiêu là “dân giàu, nước mạnh” và giải pháp cũng quá rõ đó là “công bằng, dân chủ, văn minh.” Vấn đề là cần tìm giải pháp cụ thể để đạt ” công bằng, dân chủ và văn minh.” Khi quyền lực hoàn toàn tập trung ở Hành pháp rõ ràng trong tương lai khó tránh hình thành những phiên tòa xử sự lạm quyền và tham nhũng như các phiên tòa năm 2017.
Chúng ta đã tham gia WTO nên không thể có sự phân biệt giữa nhà đầu tư Trung Quốc và các nước khác. Nhưng chúng ta có quyền yêu cầu Trung Quốc phải tuyên bố từ bõ đường lưỡi bò và trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam trước khi họ tham gia đầu tư vào các Đặc khu kinh tế Vân Phong, Phú Quốc và Vân Đồn. Tuyên bố nguyên tắc này phải là trách nhiệm của Quốc hội trước lịch sử của đất nước.
KS Doãn Mạnh Dũng