Triết lý giáo dục bằng Tam giác khai trí
Khi trong làng có chuyện, nếu những người trong làng thực sự mạnh mẻ thì họ sẽ ngồi cùng nhau, bàn tìm giải pháp và thực hiện. Nhưng nếu ai cũng tìm kiếm sự hổ trợ của các làng khác thì tất yếu sẽ biến làng mình thành bãi chiến trường! Sự phát triển của làng phải dựa vào ba yếu tố theo thứ tự : lao động cơ bắp, tài nguyên của làng và tài nguyên trí tuệ. Các yếu tố sau luôn luôn đem nhiều lợi nhuận hơn yếu tố trước. Vì vậy cần coi trọng việc sử dụng trí tuệ hơn là sử dụng tài nguyên. Đây là hướng giúp các làng có truyền thống xâm lược và bành trướng sẽ điều chỉnh lại chính mình vì hòa bình cho tất cả trái đất.
Nhớ năm 1905 cụ Phan Bội Châu kêu gọi Đông Du đi học nước Nhật. Năm 1906, cụ Phan Chu Trinh kêu gọi “Khai dân trí; Chấn dân khí; Hậu dân sinh ”. Các trường Đại học hiện nay bắt đầu đưa tư tưởng “Khai phóng” vào nhà trường. Nhà văn Nguyễn Khải trước khi chết viết “Đi tìm cái tôi đã mất”. Đại biểu Quốc hội – Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khuyên: “Các em hãy học để trở thành người tự do”. Giáo sư Tương Lai kêu gọi “Học để là chính mình”. Tổ chức văn hóa của Liên hiệp quốc -Unesco- đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẵng định mình”.
Không ít các nhà cách mạng trên thế giới khi bắt đầu làm cách mạng đã từng kêu gọi dân chúng thực hiện các tư tưởng trên, nhưng sau khi cách mạng thành công họ lại trở thành kẻ thù của số đông dân chúng ngay trên tổ quốc của họ. Đó là nguyên nhân sâu xa tạo ra những dòng người tỵ nạn trên thế giới.
Ở Việt Nam, nhiều quan chức ra trước vành móng ngựa đều được đi du học, đi nghiên cứu thực tế nhiều nước với học hàm, học vị rất cao. Họ thừa trí tuệ để biết, để làm, để chung sống, để được tư do, để tự khẵng định mình… Nhưng mọi trí tuệ và kỹ năng mà họ học được, chỉ sử dụng để chăm lo quyền chiếm hữu cho cá nhân từ vật chất đến tình dục, từ trả thù đối thủ chính trị đến đối thủ tình dục, từ danh hảo đến phần mộ chí khi về cõi vĩnh hằng. Khi sản phẩm khiếm khuyết, triết lý để tạo ra nó không thể nói rằng đã hoàn chỉnh. Vậy triết lý giáo dục như thế nào để xã hội loài người có thể phát triển ổn định tiến tới nền văn minh ?
Để loài người tồn tại và phát triển hướng đến văn minh, con người không thể sống cô độc mà phải sống trong cộng đồng. Để cộng đồng loài người tồn tại, từng thành viên phải cung cấp một dịch vụ nào đó để nhận lại các dịch vụ khác một cách công bằng và minh bạch. Những thành viên thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ trên nguyên tắc công bằng và minh bạch đó gọi là người lương thiện. Khi người lương thiện giúp đở người khác thì gọi là người tử tế. Khi người tử tế dám hy sinh sự tồn tại của mình hay tài sản của mình để cho sự tồn tại của cộng đồng thì gọi là người anh hùng.Từ lô gíc đó, để xã hội ổn đinh, mục tiêu trở thành người lương thiên là mục tiêu mang tính phổ quát cho mọi thành viên trong xã hội.Quan trường là nơi cống hiến của mọi công dân. Nên để trở thành một công chức có văn hóa công vụ, người công chức đó trước hết phải là người lương thiện.
Vũ trụ sẽ trở nên vô nghĩa và trống rổng nếu không có con người. Con người tiến tới văn minh là khi con người biết yêu con người hơn. VÌ vậy tình yêu và sự khoan dung là yếu tố để con người gắn bó với con người hơn.
Con người muốn tồn tại phải có cái ăn, chổ ở, phương tiện đi lại, thuốc chữa bệnh… Các nhu cầu đó được sản xuất từ các tài nguyên thiên nhiên trong môi trường của trái đất. Vì vậy môi trường sống ổn định và bền vững là yếu tố quyết định sự tồn tại của loài người.
Con người khi sống đơn độc thì chỉ phải đối diện với chính mình và với môi trường sống. Khi con người chấp nhận sống chung với đồng loại thì phải đối diện với người khác. Vậy khi đối mặt với ba chủ thể trên, con người cần có nguyên tắc đối xử như thế nào cho hợp lý vì sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Những quan điểm trên được mô tả bằng Tam giác khai trí như sau :
Cạnh đáy là đối diện với chính mình : Vượt qua chính mình để có sức khỏe, trí tuệ và kỹ năng, từ đó có thể làm người lương thiện.
Cạnh trái, với người khác : Tình yêu thương yêu và sự khoan dung
Cạnh phải, với môi trường : Ổn định và Bền vững
Tác giả tin rằng, với Tam giác khai trí, chúng ta tự tin sẽ giúp chính mình, con em mình một hướng đi lành mạnh giúp xã hội Việt Nam hướng đến nền văn minh.
Ks Doãn Mạnh Dũng