Mô hình cho Khu du lịch rừng ngập mặn và tắm biển Cần Giờ

Mô hình cho Khu du lịch rừng ngập mặn và tắm biển Cần Giờ

Hội đồng khoa học Tp HCM có văn bản ngày 10/10/2007 chấm điểm Dự án “Ứng dụng đê bao bằng vãi địa kỹ thuật để xây dựng bãi tắm Cần Giờ” được 63,29 /100 và nhận xét “Đề tài có tính cần thiết, nên thành lập thành dự án”. Sau nhiều năm nghiên cứu, Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển đưa ra mô hình như hình vẽ sau :

Giải pháp lấn biển với tổng diện tích : 3045 ha
Bãi tắm nhân tạo với chiều dài bãi tắm là 14,5 km ( màu vàng )
Tổng diện tích mặt nước bãi tắm 2003 ha
Tuyến đê bao bằng vãi địa kỹ thuật dài 11,2 km ( màu xanh lá cây)
Tuyến cầu tàu cho các tàu du lịch : 5,5 km. Đây là vị trí kín gió tốt nhất ở cửa sông Soài Rạp.
Diện tích lấn biển để làm khách sạn cao cấp và mặt bằng cho cầu tàu du lịch : 492 ha.
Các nhà nghĩ bình dân nằm trong rừng ngập mặn được làm bằng nhà sàn hoặc nhà nổi và đi lại bằng thuyền.

Khu vực cho sân bay trực thăng : 250 ha.
Khu vực cho thủy phi cơ : 300 ha.
Mô hình trên đáp ứng nhu cầu không tăng dân số vùng Cần Giờ, chỉ đón nhận khách vãng lai nhằm bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Đám ứng được nhu cầu tắm biển của nhân dân Tp HCM vì giải pháp giúp bãi tắm chống được sự ô nhiểm từ sông Lòng Tàu hay sông Soài Rạp.
Mô hình ít tác động nhất đối với thiên nhiên bờ biển Cần Giờ và bờ sông Soài Rạp.

Mô hình chống được xói lỡ bờ biển Đông và khi có gió bão vào Cần Giờ.
Mô hình trên hài hòa lợi ích giữa người dân đang có mặt tiền bãi biển và doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Với sự hiểu biết sâu sắc thiên nhiên Cần Giờ và nguyên tắc “Xây dựng theo thiên nhiên”, hy vọng mô hình sẽ được Chính quyền Tp HCM nghiên cứu để giới thiệu với các nhà đầu tư.
Đây là sản phẩm trí tuệ của nhóm nghiên cứu trong Hội Khoa học Kỹ Thuật và Kinh tế Biển Tp HCM và được công bố để chào mừng Đại hội nhiệm kỳ III của Hội sẽ tiến hành vào Quý III năm 2019.
Ks Doãn Mạnh Dũng