Giới thiệu Điện hải lưu tại Viện Nghiên cứu biển và hải đảo

Giới thiệu Điện hải lưu tại Viện Nghiên cứu biển và hải đảo

Báo cáo này là bước đi tiếp theo của KS Doãn Mạnh Dũng là giải trình “Điện hải lưu”với các nhà chuyên môn và hoạch định chính sách.
Tài liệu gồm 3 phần :

Triết lý nghiên cứu

Nguồn tài nguyên dòng hải lưu ở ven biển miền Trung Việt Nam. Dòng hải lưu tầng mặt do gió Đông Bắc gây ra và các thuyền trưởng Việt Nam đều biết.Còn dòng hải lưu tầng đáy do tác giả tìm ra và chứng minh sự tồn tại của nó. Tác giả tin rằng nguồn năng lượng từ dòng hải lưu của miền Trung Việt Nam tương đương như mỏ dầu của Trung Đông nhưng sạch và không bao giờ cạn.

Công nghệ khai thác năng lượng dòng chảy bằng tua-bin mới do tác giả phát minh được gọi là “trống quay”. Tua-bin mới có dáng hình trụ quay quanh chính trục của nó. Trong hình trụ có độ rỗng để nhận lực Ác-si-mét để biến thành con quay tối ưu trong môi trường nước chảy song song với bề mặt của chính nó. Nguyên tắc vận hành của tua-bin là mô-men – có nghĩa là lực nhân với chiều dài cánh tay đòn – nên về lý thuyết tua-bin có thể khai thác khi tốc độ dòng chảy rất nhỏ.Tác giả tin rằng đây là một phát minh hữu ích của Việt Nam đóng góp cho nhân loại.

Tác giả kết luận:
Sẵn sàng giải trình với các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách muốn tìm hiểu.
Sẵn sàng làm thí nghệm cho máy chạy trong tự nhiên.
Tại Hội nghị tác giả cũng giới thiệu tài liệu của Mỹ và Đài Loan nhận định ở miền Trung Việt Nam có 7 điểm với tiềm năng tốt nhất trong dãy bờ Tây Thái Bình Dương về động năng dòng hải lưu để phát điện.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu biển và hải đảo đề nghị tập trung nghiên cứu ngay 7 điểm mà Mỹ và Đài loan đề xuất.
Đề nghị lảnh đạo Viện Nghiên cứu biển và hải đảo báo cáo với Đảng và Chính phủ để đưa Điện hải lưu vào Nghị quyết Đại hội Đảng lần thức 13 và từng bước đưa vào hiện thực.

Ảnh : TS Dư Văn Toán, các chuyên gia Viện Nghiên cứu biển và hải đảo cùng Ks Doãn Mạnh Dũng