Các giải pháp Khoa học Kỹ thuật mà giới trí thức Tp Hồ Chí Minh đề xuất
1- Tổ chức Y tế Tp HCM đã đưa ra các giải pháp bảo vệ và chữa trị y tế cho nhân dân Tp HCM.
2- Tổ chức kiểm soát thực phẩm đề xuất kiểm soát chặc chẽ các bao bì lưu giữ thực phẩm kể cả miếng nhựa ở nắp chai thực phẩm
3- Tổ chức Tin học đã đề nghị chương trình số hóa các hoạt động của thành phố và đề nghị chương trình số hóa cần tiến hành từ cấp cao xuống cấp dưới.
4- Tổ chức môi trường, nước đề nghị xây dựng các hệ thống kiểm dòng triều vào thành phố HCM để chống ngập và không cấp phép việc san lấp các ao , hồ trong thành phố.
5- Tổ chức Cầu đường kêu gọi đưa ứng dụng mới trong xây dựng để nâng cấp các tuyến đường trong Tp HCM.
6- Nhiều ý kiến đề nghị Trung ương xem xét tỹ lệ tài chính cần để lại cho thành phố để có nguồn chi cho nhiều nhu cầu của thành phố. Có ý kiến so sánh hệ thống đường cao tốc tại Nam Bộ là quá ít so với hệ thống đường cao tốc ở phía Bắc.
7- Với Hội Biển Tp HCM , KS Doãn Mạnh Dũng là hội viên , đã đưa ra 3 giải pháp như sau :
A- Nguyên nhân hiện tượng ngập tại Tp HCM là : mặt bằng thành phố Hồ Chí Minh có độ nghiêng Tây- Đông và Tây Bắc- Đông Nam. Việc đô thị hóa và bê tông vùng hạ lưu tất yếu gây ra ngập vùng thượng lưu. Con đường Nguyễn Văn Linh là con đê bao bọc vùng thượng lưu và tạo ra ngập úng. Sai lầm trên bắt nguồn từ việc chỉ thấy lợi ích của khu vực Phú Mỹ Hưng mà không thấy lợi ích của cả thành phố. Bài học trên lại đang được lặp lại tại Dự án Đô thị Cần Giờ. Việc bê tông hóa bờ biển Cần Giờ sẽ gây ngập toàn bộ khu dân cư và khu hành chính huyện Cần Giờ.
Đề nghị Chính quyền Tp HCM xem xét đề xuất của Hội Biển Tp HCM việc xây dựng bãi tắm nhân tạo Cần Giờ gắn với Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ. KS Doãn Mạnh Dũng cũng đưa ra quan điểm các dự án cần tôn trọng quyền sở hửu đất của dân, mời dân cùng tham gia và cùng hưởng lợi ích chung với các nhà đầu tư. Mô hình các dự án hiện nay thường chống lại lợi ích của dân. Chống lại lợi ích của dân là tự tử như chống lại tôn giáo.
KS Doãn Mạnh Dũng giới thiệu mô hình bãi tắm và Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ.
B- Người Sài Gòn đã đề xuất thành công cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL. Đề xuất thành công cảng Trần Đề là một thành công lớn trong khoa học mà thế hệ người Pháp, người Mỹ ở Việt Nam chưa tính đến. Tại cảng cửa ngõ Trần Đề có hệ thống cảng gạo cho ĐBSCL. Chúng ta còn cần một cảng chuyên dụng xuất gạo tại Bình Khánh- Cần Giờ. Vị trí Bình Khánh là tối ưu vì đã tách được 2 luồng tàu sông và tàu biển để tránh tai nạn hàng hải. Luồng thóc từ ĐBSCL về Bình Khánh bằng tàu sông theo kênh Chợ gao, sông Vàm Cõ, ngược sông Soài Rạp và tập kết tại Bình Khánh. Tàu biển loại 3 vạn tấn theo sông Lòng Tàu và tập kết tại Bình Khánh. Thóc được sấy là lưu trữ công nghiệp tại Bình Khánh. Hình thành Ngân hàng thóc để điều phối việc xuất khẩu gạo, lưu trữ gạo quốc gia, giải quyết đầu ra ổn định cho nông dân ĐBSCL.
Mô hình Cảng Bình Khánh :
Mô hình Cảng cửa ngõ Trần Đề cho ĐBSCL :
C- Dòng chảy tự nhiên trên trái đất bao gồm : dòng sông, dòng thủy triều, dòng hải lưu, dòng chảy đuôi của các đập thủy điện. Hiện nay trên thế giới nhiều nhà khoa học đang chuyển đổi dòng chảy tự nhiên thành điện năng vì chúng có nguồn năng lượng vô cùng lớn với công thức E= 0.5mvv. Nước nặng hơn không khí 830 lần nên năng lượng dòng chảy tự nhiên cực lớn. Ở Việt Nam có dòng hải lưu với 6 đặc điểm tốt nhất trên thế giới, thuận lợi cho phát triển công nghiệp điện năng : Gân bờ ; Vùng nước nông;Tốc độ cao;Hướng dòng ổn định; Độ rộng dòng lớn đến 24 km tại cửa Gianh; Độ dài dòng đến 1000 km.
Trên thế giới hiện nay vẩn theo truyền thống sử dụng cánh quạt đặt trong nước để lấy năng lượng. Cách làm trên bị hạn chế vì cánh quạt có trọng lượng và chỉ lấy được năng lượng qua khu vực hoạt động cánh quạt. Hơn nữa máy phát điện đặt trong nước đòi hỏi sự kín nước nên giá thành cao. Người Sài Gòn đã phát minh ra cánh quạt bằng trống quay. Trống quay khử được trọng lượng của cánh quạt và có thể lấy hết chiều sâu của dòng chảy. Nhiều mô đun trống quay có thể lấy hết năng lượng theo chiều ngang của dòng chảy. Với mô hình sử dụng trống quay, máy phát điện nằm trên mặt nước nên giá thành rất thấp. Chúng tôi đưa ra mô hình sẽ thực hiện tại hạ lưu Trị An. Chúng tôi mong muốn TP HCM sẽ là nơi sản xuất loại tua-bin mới này, cung cấp không chỉ cho thị trường Việt Nam mà cho cả thế giới.
Mô hình Máy phát điện sẽ thực hiện tại hạ lưu TRị An :
Vùng nước sử dung : B= 24 m, L = 32 m ( 24 x 32 = 768 m2, độ sâu 2500mm, tốc độ dòng chảy 1m/s, đáy có thể đóng cọc.
Trống quay có đường kính 2000 mm, sâu 2000 mm
Khung trống : H = 2100mm, B = 2260mm, L = 11700mm
Công suất mỗi trống tối thiểu 7KW/ trống. Một mô-đun có 2 trống với công suất 14 KW.. Nếu sử dụng đủ 5 mô-dun cum có công suất tối thiểu 70 KW.
Chương trình phụ thuộc nguồn tài chính và sự cho phép thí điểm của chính quyền quản lý vùng nước.
Nhìn từ trên cao : :
Nhìn từ hướng Tây Nam
Lảnh đạo Liên Hiệp Hội Tp HCM đã lắng nghe và hứa sẽ có giải pháp cụ thể.
KS Doãn Mạnh Dũng