Hành trình tìm nguồn điện hải lưu

Hành trình tìm nguồn điện hải lưu

Quá trình nghiên cứu cảng ở bờ biển Đông Việt Nam, sự tồn tại dòng hải lưu đã tạo nên những đặc thù riêng biệt cho các vịnh ở bờ biển Đông Việt Nam. Nhờ hiểu dòng hải lưu ở bờ biển Đông nên tôi đã đưa ra mô hình cho cảng Trần Đề ở cửa sông Trần Đề – Sóc Trăng . Hơn nữa tôi coi dòng hải lưu chảy dọc bờ biển Đông Việt Nam là một tài nguyên cung cấp năng lượng cho nền kinh tế của Việt Nam. Với 3 tháng cuối cùng của năm 2014, tôi đã hoàn thành việc đánh giá nguồn tài nguyên động năng của dòng hải lưu.

Ngày 14/5/2015, Hội nghị Việt-Mỹ về năng lượng tái tạo, giải pháp thông minh cho Việt Nam tại Tp HCM. Tôi xin được vài phút phát biểu giới thiệu nguồn động năng từ dòng hải lưu ở bờ biển miền Trung Việt Nam.

Nội dung trình bày của tôi rất ngắn nhưng đầy sự hấp dẩn :

Vì chênh lệnh nhiệt giữa Xích Đạo và Bắc cực nên có dòng hải lưu tầng đáy di chuyển từ Bắc Cực về Xích Đạo, tồn tại 365 ngày/năm. Do Trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hải lưu di chuyển từ Đông sang Tây áp sát bờ biển Việt Nam. Nhờ đặc điểm bờ biển Tây Thái Bình Dương của lục địa Châu Á và nhờ dãy Trường Sơn nên dòng hải lưu ở bờ biển miền Trung có 6 đặc điểm rất thuận cho khai thác năng lượng theo mô hình công nghiệp :

1/ Gần bờ – Cách bờ vài trăm mét vì Trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng hải lưu di chuyển từ Đông sang Tây.

2/ Vùng nước nông : với độ sâu từ 10-35 m

3/ Tốc độ cao nhất ở bờ Tây Thái Bình Dương. Hệ thống vệ tinh Mỹ cho biết tốc độ đạt đến 1.26 m/s ở khu vực cách bờ 33 km. Càng gần bờ tốc độ dòng chảy càng cao.

4/ Hướng dòng ổn định theo hướng Bắc Nam. Dòng tầng đáy tồn tại 365 ngày/năm do chênh lệch nhiệt giữa Xích Đạo và Bắc Cực. Dòng tầng mặt tồn tại 9 tháng/ năm do gió Đông Bắc tạo ra. Cả hai dòng trên cộng hưởng và mạnh nhất về mùa Đông khi có gió Đông Bắc.

5/ Độ rộng của dòng lớn, đạt đến 24 km tại cửa sông Gianh theo bản đồ mới nhất của Việt Nam.

6/ Đồ dài của dòng đạt đến 1000 km từ Hòn La – Quảng Bình đến mũi Kê Gà- Bình Thuận.

Chúng ta biết nguồn động năng của một di chuyển được tính bằng công thức : E= 0.5mvv

Vì nước nặng gấp 830 lần không khí nên dù tốc độ dòng chảy rất nhỏ nhưng cũng mang theo một nguồn năng lượng lớn và sạch.

Sau buổi họp trên, một công ty của Mỹ đã đến nhà tôi trao đổi sự quan tâm và mong muốn thực hiện khai thác nguồn năng lượng trên. Họ muốn gặp lảnh đạo tỉnh Khánh Hòa để trao đổi. Tôi đã liên lạc với tỉnh Khánh Hòa và một cuộc họp vào ngày 2/6/2015 đã được thực hiện. Khi chuẩn bị vào cuộc họp, anh Jame – một thành viên của công ty Mỹ- đã cung cấp cho chúng tôi thông tin mới nhất của Nhóm nghiên cứu Mỹ- Đài loan về nguồn tài nguyên dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam mà họ biết được bằng vệ tinh. Kết quả nghiên cứu của Mỹ và Đài Loan khớp với nghiên cứu của KS Doãn Mạnh Dũng-nghiên cứu bằng cơ lý thuyết và các tài liệu về hành hải. Lảnh đạo tình Khánh Hòa đã lắng nghe ý kiến của chúng tôi. Sau cuộc họp, ngay trưa ngày 2/6/2015 tôi đã hướng dẩn họ đi tham quan ngoài khơi vịnh Vân Phong. Cách cửa vịnh Vân Phong vài trăm mét, đối tác Mỹ đã chuẩn bị cần câu và thả cần câu có chì nặng xuống biển. Vào thời gian này , mùa gió Tây Nam đang cường, nhưng chì vẩn di chuyển rất mạnh theo hướng Bắc Nam. Như vậy lý thuyết về nguồn tài nguyên mà tôi đề xuất là điều có thực.

Công ty Mỹ hỏi tôi 2 điều :

          Công ty muốn là người chủ khai thác cả 1000 km dòng hải lưu từ Hòn La -Quảng Bình đến mũi Kê Gà- Bình Thuận ?

Tôi trả lời : Điều đó không thể có, vì đây là nguồn tài nguyên chính của cả một quốc gia.

 

          Công nghệ nào để khai thác ?

Tôi trả lời : Phải đi tìm mua lại công nghệ nào đó tốt nhất trên thế giới.

Với sự trả lời trên của tôi, mọi sự hợp tác với Mỹ bế tắc.

Ngày 3/7/2015 tại Chủ tịch phủ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã lắng nghe về Tài nguyên Điện hải lưu và cảng Trần Đề.

Ngày 7/8/2015 Bộ Công thương tổ chức Hội nghị nghe chúng tôi báo cáo về Tài nguyên Điện hải lưu. Sau đó Bộ Công Thương có Thông báo hoan nghênh sự đề xuất trên.

Để thực hiện cuộc phiêu lưu đi tìm công nghệ mới, tôi chọn cách ít tốn kém nhất là bắt đầu từ các hiệu sách cũ. Các sách vật lý đại cương bằng tiếng Anh hay Việt đều được sưu tập.Tôi tập trung nghiên cứu phần di chuyển của chất rắn trong chất lõng. Cuối năm 2015 tôi hoàn thành mô hình lý thuyết sử dụng hình trụ quay quanh chính trục của nó và bên trong hình trụ có độ rổng thích hợp để nhận lực Ác-si-méc. Với giải pháp trên, trống quay ra đời. Sau đó trong 5 tháng đầu năm 1916 tôi đã tự chế tạo thành công chiến máy thí nghiệm thứ nhất.

Ngày 22/6/2016 Liên hiệp các Hội KHKT Tp HCM tổ chức hội thảo giới thiệu về công nghệ Điện hải lưu. Tại Hội nghị, tôi giới thiệu nguyên lý của chiếc máy số 1. Rất tiếc giữa Hội nghị có 2 vị Tiến sĩ đứng lên tuyên bố chiếc máy không thể chạy. Tôi im lặng và lắng nghe những phản bác của họ. Sau Hội nghị, nhiều chuyên gia đã đến nhà tôi xem chiếc máy, Có vị đã trách tôi :

          Tại sao trong Hội nghị, anh không thông báo chiếc máy đã chạy tốt ?

Tôi cười trả lời :

          Tôi không thích nói quá nhiều về việc đã làm, mà chỉ muốn nghe các ý kiến của họ !

 

Công nghệ trống quay của KS Doãn Mạnh Dũng khai thác động năng dòng chảy tự nhiên của Việt Nam là sự bất ngờ với giới học thuật trên thế giới và ngoài sự tưởng tượng của giới học thuật Việt Nam. Công nghệ trống quay đạt được cả 3 yếu tố cơ bản :

1/ Với từng chiếc máy riêng lẽ, chúng tối ưu, có hiệu suất cao nhất vì khử được trọng lượng của cách quạt.

 

Chiếc máy thứ 1 là một chiếc bánh xe đạp, được bơm đầy không khí quay trong nước với hệ thống máy phát điện nằm trong không khí.

2/ Khi kết hợp nhiều máy với nhau, chúng có thể lấy được nhiều nhất nguồn động năng của dòng chảy theo chiều sâu và cả theo chiều ngang.

Sơ đồ : mắt cắt nhìn từ trên,sắp xếp 2 hàng  mô đun so le khi nhận động năng dòng hải lưu. Với cách bố cục trên, thủy sinh và rác thải có thể di chuyển qua hệ thống nhận năng lượng. Hàng đầu có n đôi trống quay, hàng thứ 2 có (n-1)  đôi trống quay. Đây là mô hình chọn lựa tối ưu cho tổ hợp máy phát điện bằng động năng dòng chảy tự nhiên.

3/ Vì mô hình máy trục đứng nên máy phát điện nằm trên không khí nên giá thành thấp so với máy nằm trong nước.

Với mô hình đã công bố hiện nay, những người thợ cơ khí giỏi đều có thể chế tạo thành công máy phát điện bằng dòng chảy tự nhiên theo giải pháp trống quay. Tương lai gần, điện hải lưu có giá thành thấp và sạch, sẽ thay thế nhiệt điện, thủy điện và các loại hình năng lượng có giá thành cao.

Nhân Tết Tân Sửu 2021, kể chuyện cũ để người Việt Nam tự tin với chính mình. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi bộ mặt năng lượng của Việt Nam và cung cấp cho thế giới công nghệ hoàn toàn mới với hiệu quả cao để khai thác dòng chảy đuôi hiện nay của các nhà máy thủy điện, dòng sông, dòng hải lưu, dòng thủy triều.

KS Doãn Mạnh Dũng