Vì lợi ích của chính mình, nước Nga cần chọn hòa bình
Ngày 24/2/2022, Tổng thống Putin của nước Nga đơn phương tuyến bố tấn công xâm lược Ucraina – một nước có chủ quyền và là thành viên của Liên hiệp quốc. Lý do mà Tổng thống Putin đưa ra là vì NATO mở rộng về hướng Đông, muốn phi quân sự Ucraina.
Các triết gia xưa của châu Âu đã chỉ ra nguyên nhân chiến tranh rất đơn giản : Khi người lính trực tiếp cầm súng được quyền chọn lựa chiến tranh hay hòa bình thì không bao giờ có chiến tranh. Chế độ Cộng hòa thực sự khó có thể gây ra chiến tranh,vì trong thể chế Cộng hòa mọi lợi nhuận phải công khai và chia đều cho các thành viên trong xã hội nên không ai muốn gây ra chiến tranh. Chế độ cộng hòa thực sự thường chỉ gây ra chiến tranh vì mục tiêu trả thù hay vì mục tiêu ngăn chặn chiến tranh.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hình thành rõ ràng 2 thể chế. Liên bang Xô viết đứng đầu cho hệ tư tưởng của Mác- Lê nin và các nước Tây Âu mang hệ tư tưởng của nền Cộng hòa.
Hệ tư tưởng Mác-Lê nin là hệ tư tưởng đấu tranh giai cấp ra đời giữa thế kỹ 19 dựa vào Tài nguyên sức lao động. Học thuyết Mác-Lê nin quan điểm rằng mọi sự nghèo khổ trên thế gian này là do những người giàu cướp của người nghèo và “Đấu tranh này là trận cuối cùng” kêu gọi những người nghèo vùng lên. Thực tiển đã chỉ ra nhận thức trên là nhận thức sự việc từ hình thức bên ngoài trong sản xuất công nghiệp ở giai đoạn sơ khai chỉ dựa vào Tài nguyên sức lao động giản đơn.Thực ra để sản xuất hàng hóa hay dịch vụ, con người cần 3 Tài nguyên : Tài nguyên sức lao động, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Tài nguyên thiên nhiên đem lại nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên sức lao động cơ bắp và Tài nguyên trí tuệ đem lại lợi nhuận nhiều hơn Tài nguyên thiên nhiên.
Sự tự do đã đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của các nước Cộng hòa thực sự. Các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa ngày càng khó khăn và lạc hậu về kinh tế. Để bảo vệ khối Xã hội chủ nghĩa, Liên xô tập trung nghiên cứu công nghệ vũ khí hiện đại và sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Nhưng nền kinh tế mới quyết định sự chọn lựa của con người. Liên xô tan rả và hình thành nhiều nước Cộng hòa vốn là thành viên của Liên xô.
Sự sụp đổ của Liên xô làm không ít những người Nga tiếc nuối và muốn khôi phục lại nước Nga bằng bàn tay sắt. Tính cách của Putin đã giúp Putin được chọn lựa để khôi phục lại Liên xô xưa.
Putin đã sử dụng chính sách cứng rắn để chống lại bấc cứ ai đi ngược chính sách độc tài của chính mình. Trong nước Nga, Putin tìm mọi cách duy trì quyền lực của chính mình chống lại mọi sự khác biệt bằng bạo lực. Với chiến lược trên, nước Nga dù mang tên Cộng hòa nhưng thực chất là chế độ độc tài. Kẻ có quyền lực thì giàu rất nhanh nhờ chiếm hữu các Tài nguyên thiên nhiên. Cả xã hội Nga ít quan tâm đến các sản phẩm để cạnh tranh với thị trường thế giới. Người Nga cảm thấy mặc cảm thua kém châu Âu và cả những nước đàn em ở Đông Âu mới tách ra và gia nhập Cộng đồng các nước châu Âu.
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, năm 2002 Mỹ muốn hợp tác với Nga và hình thành Hội đồng NATO- Nga và nước Nga có cơ hội là thành viên chính thức của NATO. Đáng lẽ NATO cần nói rõ với nhân dân Nga rằng : Chế độ Cộng hòa hình thức , thực chất là chế độ độc tài sẽ là mầm mống của mọi cuộc chiến tranh, và người Nga cần chấp nhận nguyên lý này để có thể hòa đồng với văn minh châu Âu.
Trên phương diện khách quan, trong ký ức suy nghĩ các nước Đông Âu xưa, như Rumani hay Balan …nhiều người vẩn căm giận thể chế Xô-viết đã áp đặt lên đất nước họ gây ra nhiều cái chết cho người lương thiện. Thế hệ cha anh họ phải sống trong kiếp nô lệ cho những kẻ dựa vào sức mạnh của Nga. Vì vậy họ thật sự lo lắng và chuyện đưa Nga vào liên minh châu Âu ngày càng khó khăn. Châu Âu nghi ngờ thể chế độc tài của Nga, Nga căm giận sự kiềm hãm của châu Âu. Chuyện tham nhũng là tệ nạn hoang dã, có cả ở các nước Cộng hòa tam quyền phân lập , nhưng phát triển rất mạnh ở các nước độc tài. Mâu thuẩn trong xã hội từ sự tham nhũng sẽ phát triển thành sự đối đầu với thể chế. Khi sự tham nhũng ở Ucraina phát triển cao, tất yếu dẩn đến sự nổi dậy của dân năm 2014. Nga thấy Ucraina có nguy cơ rơi vào NATO, sẽ đe dọa hải quân nước Nga nên tìm cách lấy lại Crưm -vốn của nước Nga xưa và khuyến khích sự bất ổn ở Ucraina từ phía Đông. Đây là lý do cụ thể để mâu thuẩn Nga-NATO ngày càng phát triển,
Sự hận thù và nghi ngờ của các nước Đông Âu xưa với người Nga thời Xô viết chưa được giải tõa là nguyên nhân sâu xa kích thích NATO nghi ngờ Nga. Các chính sách để tạo ra sự độc tài của thể chế Nga làm cho NATO luôn luôn lo lắng sự phục hồi chế độ Xô viết hoặc thể chế Sa hoàng xưa của nước Nga.
Việc Putin tấn công xâm lược Ucraina làm chính Putin khó khăn hơn. Trong lịch sử, người Nga và Ucraina rất gần gửi với nhau như anh em trong nhà. Người Ucraina đã đóng góp rất lớn cho sự thành lập và phát triển của nhà nước Xô viết như hình tượng Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” tiêu biểu cho ý chí nước Nga hay Sergei Pavlovich Korolev là cha đẽ chương trình vũ trụ Liên xô. Chính người Ucraina thật sự ngạc nhiên và bất ngờ khi Nga tấn công toàn diện vào Ucraina bằng tên lữa hành trình mang tính chất hủy diệt. Việc Putin gây tội ác với dân Ucraina tương tự chế độ Ponpot tự diệt chũng dân tộc mình tại Kampuchia. Putin khó trả lời với hậu duệ Nga và Ucraina.
Chiến tranh Nga -Ucraina nên dừng lại càng sớm, càng tốt để tránh mọi tổn thất đang tăng lên cho cả hai bên và đe dọa hòa bình của cả thế giới.
Con người đang tiến đến văn minh. Hành vi con người không hoàn thiện là chuyện bình thường nên cần khoan dung và cùng nhau đối thoại.
Nga và Ucraina tuy là hai quốc gia nhưng có cùng một tổ tiên. Ngôn ngữ Nga và Ucraina gần nhau nên người Nga và Ucraina có thể trực tiếp nói chuyện và hiểu nhau được . Tại sao không đối thoại và khoan dung với nhau để cùng tồn tại ?
Người Nga có thể dùng bạo lực để chiếm Ucraina nhưng chắc chắn không bao giờ đốt cháy khát vọng được sống tự do và mơ ước một cuộc sống tốt đẹp của người dân Ucraina.
Mong rằng nước Nga dừng ngay cuộc chiến tranh vô nghĩa với người anh em Ucraina và đối thoại với NATO.
Nước Mỹ đã chuyển sự an ninh từ châu Âu, Trung Đông về Thái Bình Dương và Ấn độ dương là cơ hội rất tốt để Nga hòa giải với NATO, từng bước hòa nhịp với văn minh châu Âu.
Người châu Âu và cả nước Nga cần nhớ văn minh hoang dã phương Đông có nhiều yếu tố xa xưa, có thể đe dọa hòa bình thế giới hơn cả chế độ độc tài Nga. Vì vậy cả thế giới nên cảnh giác và đoàn kết lại ! ./.