Tiêu chuẩn đường sắt cao tốc xuyên Á qua Việt Nam
Tuy nhiên, tuyến chạy qua địa phận nước nào thì sẽ do nước đó tự bỏ tiền xây dựng”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh. Cụ thể, theo báo cáo nghiên cứu khả thi, tuyến TP.HCM – Lộc Ninh dài 128,49km, được xây dựng theo khổ 1m với 12 ga, điểm đầu là ga Dĩ An (Bình Dương) và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư (Bình Phước). Tổng mức đầu tư dự kiến 438 triệu USD.
Hiện tuyến này đã được cục Đường sắt phối hợp với tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị cơ giới Trung Quốc và tổng công ty xây dựng Đường sắt Trung Quốc hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Tuyến thứ hai là tuyến Tân Ấp – Vũng Áng – Mụ Giạ nối với Lào có chiều dài 119km, khổ 1m. Trên tuyến cũng có 12 ga, tổng mức đầu tư khoảng trên 4.500 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cục Đường sắt Việt Nam khẳng định, đến nay cả hai dự án này chưa có quyết định đầu tư nên chưa biết khi nào sẽ triển khai và hoàn thành.
Cũng liên quan đến tuyến đường sắt xuyên Á, được biết, Chính phủ Việt Nam cũng đang giúp Chính phủ Lào nghiên cứu lập dự án xây dựng tuyến đường sắt Thà Khẹt (Lào) đến Mụ Giạ (Việt Nam) sau đó kết nối với đường sắt quốc gia từ Tân Ấp – Vũng Áng.
Một vấn đề khác được dư luận quan tâm nữa là, cả hai tuyến này đều được xây dựng với khổ 1m theo tiêu chuẩn của đường sắt Trung Quốc, với vận tốc tàu lưu thông khoảng 100 – 120km/h, như vậy có được gọi là đường sắt cao tốc? Vẫn theo lãnh đạo nói trên, tốc độ tuỳ định nghĩa từng nước, có nước tốc độ 100km/h cũng gọi cao tốc.
“Cái đó không hoàn toàn mang tính quốc tế, mà mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau. Nhưng như ở Việt Nam mình thì phải 300km/h mới gọi là đường sắt cao tốc”, vị này cho hay.
Tác giả: SGTT