Học thuyết “3 lợi ích” để lại hậu quả lớn cho xã hội Việt Nam – KS. Doãn Mạnh Dũng

Năm 1986, tôi được giao phụ trách một đơn vị của Công ty tại Tp Hồ Chí Minh. Thời gian đó đất nước vô cùng khó khăn. Khi nhận nhiệm vụ tại Hải Phòng, ông Giám đốc Lê My dặn  tôi :

  • Cháu làm gì thì làm, nhưng phải thương anh chị em !

Về đến Tp HCM,khi đang nhận bàn giao công việc từ anh Võ Phùng Long thì chúng tôi nhận tin Giám đốc Lê My ra đi. Lời của Giám đốc Lê My là hành trang nhắc tôi hoàn thành nhiệm mới của mình. Tôi hiểu Công ty vận tải biển Việt Nam gồm nhiều con người đã trãi qua bom đạn,họ may mắn còn sống sót đến ngày hòa bình. Khi đó để vượt qua khó khăn của cuộc sống hàng ngày, hoàn thành nhiệm vụ chính của Công ty là rất khó khăn. Thời đó chúng tôi có thói quen đọc báo Nhân dân hàng ngày. Nhiều chủ trương được bàn bạc. Nhưng chủ trương “3 lợi ích ” là chủ trương thu hút nhiều sự quan tâm  của tôi. Tôi hiểu , chủ trương trên là mọi giải pháp mới phải đạt 3 lợi ích :

1/  Lợi ích cho đất nước, xã hội;

2/ Lợi ích cho cơ quan hay gọi là Nhóm ;

3/ Lợi ích cho cá nhân.

Với góc độ là một người có cơ hội được học tập nghiêm túc, tôi hiểu rằng đó là giải pháp mang tính  tình thế đặc biệt của xã hội Việt Nam lúc đó, nhưng nếu phát triển tràn lan không kiểm soát thì sẽ để lại hậu quả nguy hiểm lâu dài.

Xin nhắc lại vài chuyện điển hình sau :

  • Nhớ nhóm doanh nghiệp Nam Hà Nội gồm anh Trường và một chị đến cơ quan gặp tôi xin gửi gạo ra Bắc. Tôi gặp họ và thẵng thắn : Tôi là học sinh miền Nam, được đồng bào miền Bắc nuôi dưỡng và trưởng thành. Việc đưa gạo ra cứu Hà Nội là trách nhiệm của chúng tôi nên các anh chị không lo ngại.

Vừa hết giờ làm việc, xe Hon đa của anh Trường bị xì lốp. Anh Trường phải vá xe. Chị bạn vừa đi xích lô đến cầu Trịnh Minh Thế thì xe xích lô lật. Chị té xuống đường và bị xe ô tô chạy sau lao tới. Chị mất còn rất trẻ, để lại các con còn bé dại.

  • Những ngày về hưu tôi hay gặp thuyền trưởng N. Ông N đã trên 80 tuổi. Ông kể ông tôn trọng tôi vì có lần ông lên gặp tôi xin giấy chuyển gạo ra Bắc nhưng tôi từ chối. Tôi thì không nhớ sự việc. Nhưng ông N nói tôi đúng, vì ai cũng có thể đưa gạo ra Bắc thì thị trường hổn loạn.
  • Năm 1990, thực hiện chính sách “3 lợi ích”, phòng đời sống của Công ty ở Hải Phòng, gửi theo tàu từ cảng Hải Phòng vào cảng Sài Gòn trái vãi của Hải Dương vào bán tại miền Nam. Tiền bán hàng chất đầy phòng Tài Vụ. Nhớ khi đó có người đề nghị tôi gửi số tiền trên vào công ty nước hoa Thanh Hương để tránh bị trộm , cướp. Tôi phản đối vì dòng tiền di chuyển luôn luôn chịu rất nhiều rủi ro và quan trong hơn việc đó  không thuộc quyền trách nhiệm của tôi.Giải pháp tối ưu lúc đó là tăng cường bảo vệ kho tiền vừa chống cháy nổ, vừa chống trộm cướp. Sau đó không lâu vụ nước hoa Thanh Hương phải ra Tòa. Nếu không được đào tạo chuẩn mực thì tôi tất yếu phạm sai lầm.
  • Từ nhận thức về học thuyết “3 lợi ích”, tháng 1/2008 tôi viết bài ” Lợi ích dân tộc cần đặt trên lợi ích nhóm” khi bàn về Nhà nước đưa thép POSCO vào vịnh Vân Phong. Bài viết thừa nhận có lợi ích nhóm, nhưng lợi ích của dân tộc cần luôn luôn đặt trên lợi ích nhóm và cá nhân.

Đôi chuyện trên để các bạn hiểu rất khó khăn để có một sự chọn lựa đúng khi thực hiện chính sách “3 lợi ích”. Ranh giới giữa nhà tù và sự tự do của con người rất mong manh. Để có hành vi đúng đắn, trước hết bạn phải có trí tuệ để xác định hành vi đúng hay sai và đồng thời bạn cần biết làm quan là để cống hiến.

Học thuyết “3 lợi ích” không biết nhập khẩu từ nước nào  ? Nhưng rõ ràng đó là học thuyết giúp nhuộm đen rất nhanh nhân cách con người.

Trên phương diện triết học, khi sử dụng quyền lực để cống hiến cho xã hội sẽ giúp con người xa dần sự hoang dã để tiến đến văn minh nhưng khi sử dụng quyền lực để cạnh tranh và chiếm đoạt lợi ích của cộng đồng thì đẩy xã hội loài người trở lại rất nhanh thời hoang dã.

Khi các tổ chức có quyền lực của Việt Nam thực hiện học thuyết “3 lợi ích” thì chỉ cần cho người vào thanh tra là mọi việc bộc lộ và cả đơn vị phải đối đầu với Luật pháp. Đó là công việc mà xã hội Việt Nam hôm nay đang giải quyết hậu quả của học thuyết “3 lợi ích”.

Tôi ủng hộ sự nghiêm khắc của Nhà nước với các hành vi vi phạm pháp Luật của bấc cứ ai, nhưng chúng ta cần hiểu nguyên nhân và ngăn chặn từ khi sự sai lầm chưa xuất hiện. Sau chiến tranh, nhiều cán bộ được đào tạo nhanh để đáp ứng công việc nên sự nhận thức còn giản đơn. Từ đó công việc theo thói quen và để lại hậu quả đến ngày hôm nay.

Các giải pháp ngăn chặn cần được ưu tiên, trước hết là cần có lý luận  và cần đồng bộ từ giáo dục đến đãi ngộ, Luật lệ phải công khai, minh bạch và mọi người đều bình đẵng trước pháp luật.

Hy vọng lịch sử Việt Nam cần có sự nhận thức rõ ràng về bài học của học thuyết “3 lợi ích” để thế hệ sau tránh xa những sai lầm của quá khứ./.