Thành phố Hồ Chí Minh nên phát triển gì ? KS Doãn Mạnh Dũng
Tài liệu của chuyên gia Nhật về điểm giới hạn luồng tàu biển tại cửa vịnh Gành Rái từ 9,5 m đến 11,0 m.
Các nhà lảnh đạo thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần đưa ra chiến lược xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm Tài chính của khu vực Đông Nam Á để cạnh tranh với Singapore.
Công nghệ số chỉ giúp hiệu quả phát triển được tối ưu chứ không thể thay thế tài nguyên thiên nhiên. Không thể mua công nghệ số của Mỹ để hình thành trung tâm tài chính cho thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi cho rằng chúng ta nên quan tâm đến nguyên lý sau : Đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ, đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn, đầu mối giao thông mất đi thì chợ mất đi. Quan sát mọi làng quê, nơi cây đa đầu làng thường là nơi họp chợ của làng. Chợ của làng không thể thay thế cho chợ của huyện. Xưa Hội An là cảng cho nhiều tàu thuyền từ Nhật, Trung Quốc đến, nhưng khi cảng Hội An bị bồi lấp thì Hội An đã trở thành viện bảo tàng. Thành phố Hồ Chí Minh – Sài Gòn xưa với cảng Sài Gòn có thể đón tàu 3-4 vạn tấn.Nhưng sự phát triển đóng tàu trên thế giới đang phát triển như vũ bão. Tàu dầu đã đạt đến gần 500.000 tấn , tàu hàng khô đạt trên 300.000 tấn, tàu công-ten-nơ cũng trên 200.000 tấn. Hiện nay cảng lớn nhất của thành phố Hồ Chí Minh là cảng công-ten-nơ Cát Lái phải sử dụng luồng sông Lòng Tàu như xưa chỉ có thể đón tàu 3-4 vạn tấn.
Trung tâm trung chuyển công-ten-nơ khu vực Đông Nam Á vẩn là Singapore và Hồng Kông. Cảng Cái Mép-Thị Vãi dù cố gắng nâng cao công xuất các cần cẩu và độ sâu trong sông Thị Vãi, nhưng các tàu biển vẩn phải đối mặt với cửa luồng tàu biển tại cửa vịnh Gành Ráy có độ sâu tự nhiên 9,5m-11,0 m và cần thủy triều để đủ mớn nước cho tàu vượt qua điểm cạn. Đó là tài nguyên thiên nhiên thực sự mà cảng Cái Mép-Thị Vãi đang sở hữu.
Trong các đầu mối giao thông đường biển, sắt, bộ , sông và hàng không thì đầu mối giao thông biển quyết định quy mô của đầu mối giao thông.
Với tình trạng trên, việc đi tìm giải pháp để xây dựng Trung tâm Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh là không đúng quy luật. Chuyện không khác trước đây thời ông Nguyễn Thiện Nhân quyết định xây dựng thành phố đô thị Thủ Đức. Khi thành phố Hồ Chí Minh có mỗi cảng Cát Lái là nguồn thu chính mà lại thực hiện đô thị hóa huyện Thủ Đức, tất yếu mật độ dân cư tăng , giá bất động sản tăng, gây nghẹt xe ra vào cảng, tăng giá dịch vụ kho cảng. Điều đó dẩn đến sự thu hẹp kinh doanh cảng Cát Lái. Chủ trương đô thị hóa huyện Thủ Đức hại nhiều hơn lợi.
Vậy thành phố Hồ Chí Minh nên phát triển như thế nào ?
Việt Nam đã xác định Đồng Bằng Sông Cữu Long (ĐBSCL) là bếp ăn của thế giới và khu vực, vì vậy thành phố Hồ Chí Minh với lợi thế có nhiều trường Đại học nên cần cung cấp cho ĐBSCL những công nghệ tiến tiến nhất cho quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa nông thủy sản.
Trách nhiệm của Tp. Hồ Chí Minh với miền Trung Việt Nam .
Ông Lê Kế Lâm – nguyên Chủ tịch Hội Biển Tp HCM – có lần gặp lảnh đạo Tp Hồ Chí Minh đề nghị lảnh đạo Tp HCM quan tâm đến chiến lược sản xuất Máy phát điện bằng dòng chảy tự nhiên theo công nghệ mới của Việt Nam để cung cấp cho miền Trung Việt Nam và xuất khẩu, nhưng vị lảnh đạo nọ trả lời :
- Thành phố Hồ Chí Minh không có nguồn tài nguyên dòng chảy tự nhiên !
Quy hoạch phát triển quốc gia trước hết là cần xác định chính xác Tài nguyên thiên nhiên của đất nước và đồng thời đưa trí tuệ hiện đại vào hàng hóa và dịch vụ.
Với vai trò trách nhiệm hổ trợ miền Trung Việt Nam phát triển Điện hải lưu và đồng thời sử dụng trí tuệ Việt Nam để hội nhập kinh tế quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh nên cho phép thí điểm và sản xuất thử máy phát điện bằng dòng chảy tự nhiên theo công nghệ mới của Việt Nam.
Dòng hải lưu ở miền Trung Việt Nam và các dòng đuôi của các thủy điện trên thế giới là nguồn tài nguyên đầy hấp dẩn để tạo ra một nguồn điện năng vô cùng lớn nhưng xanh và sạch cho con người./.