Miền Trung Việt Nam sẽ là văn phòng của Thế giới với nền tảng là dịch vụ hàng hải, tại sao không thể ?
Về lâm sản khá phong phú, nhưng dảy Trường Sơn như một nóc nhà. Nếu miền Trung mở rộng đất về hướng Tây thì chẳng khác “ rút tranh mái nhà để nấu cơm, bụng no nhưng không còn chổ để nằm khi mưa “.Miền Trung có độ dốc lớn nền phá rừng là sẽ nhận lũ và không còn nhà để ở đồng thời cũng gây ra xói mòn làm phù sa trôi ra biển, tỷ suất lợi nhuận đầu tư cho nông nghiệp có xu hướng giảm đi.Như vậy về công nghiệp và nông nghiệp ở miền Trung là thật sự khó khăn.Chiến lược du lịch được phát động mạnh ở miền Trung nhất là Huế và Đà Nẳng. Nhưng du lịch là một nền kinh tế thụ động, chỉ giúp thóat đói nghèo chứ không thể giúp trở thành cường quốc. Vậy miền Trung chọn con đường nào để phát triển ? Chúng ta biết mọi hàng hóa và dich vụ đều được hình thành từ ba yếu tố : lao động sống, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên trí tuệ của loài người. Tiền , vàng và hàng hóa là lao động được tích lủy của quá khứ. Đất nước chúng ta lao động sống nhiều nhưng chất lượng còn kém. Vốn và cơ sở hạ tầng kém. Do đó cái mà chúng ta có thể dựa vào đó là tài nguyên thiên nhiên. Trong tài nguyên thiên nhiên, đầu mối giao thông với tuyến nước sâu là loại tài nguyên đặc biệt quý giá có thể cải cách cả nền kinh tế đất nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh- Sài Gòn xưa không có khoáng sản, đất lại phèn nặng nhưng hôm nay Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thuế chủ yếu nuôi bộ máy Nhà nước Việt Nam. Nguyên nhân Sài Gòn xưa đã biết sử dụng tiềm năng đầu mối giao thông ra biển của các tỉnh miền Đông, miền Tây và Tây Nguyên với độ sâu sông Lòng Tàu 8,5 m và thủy triều 3,5 m. Miền Trung Việt Nam án ngữ con đường hàng hải từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á để đi Châu Âu . Từ miền Trung đi qua châu Mỹ là gần hơn cả Hông Kong và Singapore. Ở miền Trung , vị trí cực đông là vịnh Vân Phong .Vinh Vân Phong là vị trí tối ưu ngắn nhất đi đến tuyến đường hàng hải từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á và tuyến đường từ Đông Nam Á đi châu Mỹ. Về bố cục tự nhiên cho một cảng biển thì vịnh Vân Phong có một không có hai trên thế giới vì độ sâu giới hạn đạt đến -40 m, trong khi vịnh Cam Ranh độ sâu giới hạn là -20m. Độ sâu giới hạn là độ sâu không cải tạo được do sự bồi lấp từ đại dương.Muốn thay đổi độ sâu giới hạn phải xây dựng đê chắn sóng hướng ra biển.Vịnh Vân Phong lại rộng 43.554 ha gấp ba lần vịnh Cam Ranh nên có thể đón nhận cùng lúc hàng ngàn tàu biển không hạn chế kính cở và mớn nước. Ở miền Trung Việt Nam , chỉ các vịnh có miệng quay về hướng nam và không có cửa sông lớn mới có độ sâu và kín sóng gió. Về đường sắt và bộ , chúng ta có cái may là dảy Trường Sơn chạy từ bắc xuống nam đến sông Ba thì giảm độ cao chỉ còn 400m, nên tuyến đường Vân Phong-Nam Phú Yên – Buôn Hồ qua Stungtơreng ( Kampuchia)- Pac-xế (Lào) – Upon ( Thai Lan) là tuyến lý tưởng xây dựng đường sắt và đường bộ không có đèo cao như tuyến đông tây khác giúp tạo thế liên kết kinh tế các nước Đông Dương với vai trò đầu tàu của Việt Nam mà Vịnh Vân Phong là sự đại diện. Một chân lý hiển nhiên: đầu mối giao thông lớn thì chợ lớn , đầu mối giao thông nhỏ thì chợ nhỏ, đầu mối giao thông mất đi thì chợ mất đi. Khi xác đinh được vịnh Vân Phong là đầu mối giao thông hàng hải của cả Đông Nam Á và là đầu mối giao thông sắt và bộ của các nước Đông Dương thì trong tương lai vịnh Vân Phong sẽ là trung tâm phân phối nguyên vật liệu và thành phẩm của cả Đông Nam Á.Với trung tâm như vậy các dich vụ về tài chính, ngân hàng, du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển vịnh Vân Phong là cơ sở vật chất để quen dần với nền công nghiệp dich vụ hàng hải và từng bước kéo dịch vụ hàng hải về Việt Nam. Trong hệ thống dịch vụ hàng hải không chỉ có các dịch vụ cung ứng vật tư nguyên liệu và thành phẩm tại cảng đầu mối mà thế giới hiện nay gọi là dịch vụ logistics hay dịch vụ hậu cần mà còn có dịch vụ thuê mướn , khai thác tàu và hàng hóa. Ngồi tại miền Trung Việt Nam, chúng ta có thể thuê tàu của một nước A và chở hàng từ nước B sang nước C. Dịch vụ thuê mướn, khai thác tàu và hàng hóa rất thích hợp với người miền Trung Việt Nam. Vì công việc đòi hỏi tài năng của từng cá nhân là chính về ngôn ngữ, thương mại, hàng hải,sự khéo léo trong quan hệ xã hội và thương trường. Như vậy các yếu tố thiên nhiên và con người là thuận để chúng ta biến miền Trung Việt Nam trở thành văn phòng của Thế giới với nền tảng ban đầu là dịch vụ hàng hải. Để hình thành một cảng Trung chuyển quốc tế từ sự hoan sơ như hiện nay , chúng ta cần làm hai việc sau : một bản quy hoạch đô thị Vân Phong ít nhất bao gồm Bán đảo Hòn Gốm và Hòn Lớn ; một chính sách khu kinh tế mở cho vịnh Vân Phong với hàng rào phi thuế quan dài khoãng 300m đặt tại chân đèo Cổ Mã.Chi phí cho hai công việc trên không lớn nhưng chúng ta chia dự án lớn ra hàng trăm dự án nhỏ và tổ chức đấu thầu từng dự án. Như vậy bằng số tiền rất ít , chúng ta hòan tòan có thể khởi động cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Vịnh Vân Phong rất rộng nhưng trái tim của vinh Vân Phong là bán đảo Hòn Gốm chỉ có 800 ha để xây dựng khu dịch vụ tài chính và hậu cần sau cảng. Trong vịnh Vân Phong, phía quốc lộ 1A có nhiều mặt bằng rộng lớn, luồng tàu biển có thể nạo vét sâu , sau khi nạo vét thì ổn định. Hơn nữa ở miền Trung có quá nhiều vị trí có thể xây dựng Nhà máy luyện thép, tại sao không sử dụng mà lại cứ phải lấy trái tim của vịnh Vân Phong nơi dự kiến xây dựng khu vực tài chính và dịch vụ hậu cần sau cảng để làm Nhà máy luyện thép? Một dự án cần có hai sự ổn định : ổn đinh về môi trường và ổn định về phân chia lợi nhuận. Về môi trường khu vực trái tim vịnh Vân Phong quá nhỏ bé tại sao đưa Nhà máy thép vào ? nhiệt độ, chất thải khí và chất thải rắn hòan tòan không phù hợp với một trung tâm đô thị nhỏ bé ở Đầm Môn. Về lợi ích rõ ràng giải pháp xây dựng Nhà Máy thép đã ngăn chăn sự phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và kéo dài hơn thời gian hàng hóa Việt Nam tiếp tục chuyển tải qua Singapore và Hông Kong. Lợi ích của cộng đồng người Việt Nam rõ ràng đang bị đe dọa. Xây dựng Nhà máy thép tại Đầm Môn , có thể trước mắt nhà đầu tư sẽ hứa hẹn dành cho Khánh Hòa nhiều ưu đải. Nhưng lợi ích trước mắt của tỉnh sẽ mãi mãi không thể so sánh với những mất mát mà cả đất nước phải chịu dựng , những cơ hội mà miền Trung có thể đón được trong tương lai. Hôm nay cả thế giới quý trọng Việt Nam vì chúng ta có quá nhiều những con người tài ba yêu nước đã nằm xuống để đất nước có thể hồi sinh. Chính vì vậy , ngày hôm nay là cơ hội tuyệt vời để chúng ta cải cách nền kinh tế , hội nhập kinh tế quốc tế. Trong chiến tranh, bí mật quyết đinh sự thắng lợi. Ngược lại trong xây dựng kinh tế sự công khai quyết định sự thành công.Vì một mục tiêu kinh tế có thể có nhiều con đường khác nhau. Nhưng con đường nào ngắn nhất thì cần có sự công khai để được lựa chọn.Dân tộc Việt Nam đang cần con đường đó. Ông Võ Văn Kiệt trước khi mất đã dặn dò trên báo Tuổi Trẽ :“Không phải bất cứ nơi nào tốt cũng đưa hết ra sử dụng cùng một lúc bất kể giá nào. Tiềm năng mà không được khai thác đúng mục đích, đúng thời điểm sẽ lãng phí hơn gấp nhiều lần, đất đai cũng vậy. Dự trữ tài sản của một quốc gia không chỉ là tiền bạc mà còn là đất đai và các tài nguyên thiên nhiên, lợi thế tự nhiên khác. Đó là của để dành cho con cháu chúng ta mai sau.” Quan điểm trên hòan tòan phù hợp với “ Giáo trình đầu mối giao thông đô thị” của các trường Đại học của Trung Quốc có dạy : “ Tuyến bờ nước sâu là tài nguyên quý giá của quốc gia, cần nước sâu “ dùng sâu” , bờ biển nước sâu tạm thời chưa sữ dụng giữ để về sau sử dụng, nếu “dùng nông” sẽ gây nên lảng phí tuyến nước sâu. ( NXB Xây dựng 1997- trang 270) . Vịnh Vân Phong thường có nhiều mây trắng đẹp, nhiệt độ quanh năm 27-28 độ, ít mưa, nhưng hôm nay lại có mây đen . Vịnh Vân Phong đang cần con gió lành . Con gió đó chỉ có thể có nếu mỗi chúng ta còn mơ ước thóat khỏi đói nghèo và trở thành cường quốc .Vì đói nghèo như loại bệch dịch với loại vi rút gặm nhắm chúng ta không chỉ thể chất mà cả tinh thần cho đến khi chúng ta gục ngã.Hơn nữa sự đói nghèo không thể tồn tại trong một dân tộc độc lập. Ước vọng một xã hội biết yêu thương , giúp đở người nghèo, công bằng với người giàu và được sống trong môi trường sinh thái trong lành ổn định là ước vọng của mọi dân tộc đâu phải của riêng người Việt Nam. Bài học hạt Nix của Hàn quốc còn đang nóng bõng ,hôm nay lại thêm thép Hàn Quốc. Tài nguyên vịnh Vân Phong đâu chỉ là tài nguyên của Việt Nam mà là của cả loài người.Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên theo công năng tốt nhất của nó là giải pháp bảo vệ bền vững quả đất nầy. Mới đây ngày 24/6/2008 trên báo Tuổi Trẽ , Vinashin tuyên bố chấm dứt không tham gia liên doanh với Posco xây dưng Nhà máy thép tại Đầm Môn Vân Phong. Thế là không còn lý do gì để biện bạch vì lợi ích của Việt Nam nên hy sinh Đầm Môn, Vân Phong cho Posco. Cần bảo vệ vịnh Vân Phong cho mục tiêu cảng trung chuyển quốc tế , trung tâm phân phối nguyên vật liệu và thành phẩm, trung tâm tài chính cho Đông Nam Á.Vịnh Vân Phong là nơi sinh ra lợi nhuận cho tất cả các quốc gia làm bạn với Việt Nam mà người chủ “bàn tiệc” vịnh Vân Phong phải là người Việt Nam. Đó là tiền đề để biến miền Trung thành văn phòng của thế giới với nền tảng đầu tiên là dịch vụ hàng hải góp phần tạo hòa bình và ổn định khu vực Biển Đông Việt Nam . KS Doãn Mạnh Dũng ( 6.2008)