Hỏi và trả lời về Cảng Vân Phong
+ Chỉ có cảng Singapore nằm ngay eo Ma-lac-ca mới nằm trên đường hàng hải quốc tế.
Còn cảng Vân Phong nằm xa đường hàng hải Quốc tế.
+Phía hậu phương cảng Vân Phong không có chân hàng.
+ Cảng Vân Phong khó cạnh tranh với Hồng Kong và Singapore
Xin trả lời như sau :
Nguyên lý để hình thành và tồn tại một cảng Trung chuyển A là tổng chi phí Z gồm các tuyển đường vận tải sau cảng A + chi phí tại cảng Trung chuyển A+ chi phí từ cảng Trung chuyển A đến cảng Trung chuyển B là ít nhất.Trong đó chi phí để có độ sâu, độ rộng, độ kín gió của cảng A là chi phí lớn nhất.
-Xét cụ thể cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong,để biết cụ thể cự ly từ cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong đến đường hàng hải Quốc tế phải dựa vào bản đồ hàng hải quốc tế qua biển Đông.
Vì vận tải công-ten-nơ không thể bỏ qua thị trường Manila nên ta có các số liệu sau :
+ Hồng Kông –Manila – Guam- Honolulu : 5463 hải lý
+ Singapore- Manila- Guam- Honolulu : 6160 hải lý
+ Vân Phong –Manila- Guam- Honolulu : 5446 hải lý
Xét tuyền bắc nam Biển Đông, do bản đồ địa lý Việt nam hình chữ S nên vịnh Vân Phong nằm ngay trung tâm Biển Đông , hơn nữa khi chạy tuyến bắc-nam thì gió và dòng chảy mùa đông bắc có xu hướng đưa tàu vào gần vịnh Vân Phong. Số liệu trên tự nó biết nói.
Nếu kênh Kra của Thái được mở thì Singapore sẽ khó khăn còn Vân Phong càng thuận lợi hơn.
-Khi nghiên cứu hậu phương vịnh Vân Phong, bạn có thể thấy từ vịnh Vân Phong có thể xây dựng đường bộ và đường sắt qua tuyến : Vịnh Vân Phong- Nam Phú Yên- Buôn Hồ- Tây Nguyên. Tuyến này không có đèo cao như các tuyến đường ngang 19,25,26,27.Hơn nữa từ Cheo Reo có thể nối đường bộ và đường sắt qua bản Đôn đến Stungtơreng( Kampuchia)- Pacxe (Lào) -Ubon (Thái lan). Chính hệ thống kết nối này là xương sống hình thành nguồn hàng hậu phương cho cảng Vân Phong.
– Việc cạnh tranh là động lực giúp sự phát triển. Vấn đề là cảng Vân Phong làm sao có thể cung ứng dịch vụ để tổng chi phí Z là minimum ít hơn Hồng Kong và Singapore. Để làm được điều đó, vịnh Vân Phong không chỉ thỏa mãn các tiêu chí tự nhiên tối ưu mà phải có sự thiết kế và quản trị tối ưu từ hệ thống sau cảng, ngay tại cảng và hợp tác với các hảng tàu khai thác tàu vượt đại dương. Để có sự thành công trên Việt Nam không thể chấp nhận tư duy nhiệm kỳ và bị chia xẽ bởi các nhóm lợi ích trước mắt.
Đầu năm 2012, tôi gặp ông Thiết Hùng – cựu Chủ tịnh tỉnh Khánh Hòa. Ông kể với tôi về sự băn khoăn của ông khi ông trực tiếp nghe ông P ( người sau ông nhiều năm làm Chủ tịnh tỉnh Khánh Hòa)- sau khi nghỉ hưu nói :
“ Tỉnh Khánh Hòa chẵng được gì khi tập trung phát triển cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong.”
Bối cảnh trên, khả năng hình thành cảng Trung chuyển Quốc tế Vân Phong rõ ràng đã đặt lên vai một thế hệ mới- thế hệ có ý chí đưa Việt Nam trở thành một cường quốc .
2. Thuyền trưởng Nguyển Văn Trọng hỏi :
– Tại sao Pháp không biết, Mỹ không biết mà hôm nay anh Dũng biết ?
Xin trả lời như sau :
Phát minh ra công-ten-nơ năm 1955 tại Mỹ, Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1954 nên với Pháp tư duy cảng Trung chuyển công-ten-nơ là chưa có.Với Mỹ, vùng vịnh Vân Phong là vùng chiến sự gắn liền với cảng bí mật tại Vũng Rô cho các tàu chở vũ khí không số . Đầu thập niên 1990, khu vực vịnh Vân Phong vẩn là khu vực quân sự khó tiếp cận với các nhà khoa học.
KS Doãn Mạnh Dũng