Nạn kiều ở Việt Nam xưa và Ucraina hôm nay
Tôi vốn là lưu học sinh Việt Nam học tại Tây An, Thiểm Tây Trung Quốc năm 1965-1966, nên sử dụng được tiếng Trung. Lúc đó Trung Quốc viện lý do Việt Nam đàn áp người Hoa tại Chợ lớn nên đưa tàu đến Vũng Tàu để đón các nạn kiều. Thời gian này tôi đang làm việc tại Công ty đại lý tàu biển Sài Gòn và được phân công cùng anh Quản- người Thanh Hóa làm nhiệm vụ thực hiện các thủ tục cho tàu Trung Quốc nhập cảnh tại Vũng Tàu. Tôi được mời họp với lảnh đạo Biên phòng tại Vũng Tàu và được thông báo kịch bản xấu nhất là tàu Trung Quốc sẽ bị bắn chìm nếu tàu cố tình không tuân theo lệnh điều động của hoa tiêu đến vùng neo theo quy định tại Vũng Tàu. Khi đó tôi nhận thức rất rõ, đây có thể là chuyến ra tàu cuối cùng của mình. Hai nhân viên đại lý tàu biển và hai hoa tiêu Việt Nam sẽ là con tin trên tàu Trung Quốc. Khi đó chưa rõ danh tính của các hai hoa tiêu sẽ lên tàu.Thời gian đó, hai con tôi còn quá nhỏ, đứa đầu lòng đang tập đi.Muốn hay không, đó là một trận bão lớn với tôi sau những trận bom đạn thời chiến tranh trên vịnh Bắc Bộ. Nhưng với tính cách của người đi biển, tôi thanh thản trực tại Vũng Tàu và chờ thi hành nhiệm vụ. Thật may, cuối cùng Trung Quốc đã quyết định hủy đưa tàu đến Vũng tàu đón nạn kiều. Cơn bão chấp dứt. Có lẽ Trung Quốc hiểu rằng, đưa những người Việt gốc Hoa từ Chợ lớn về Trung Quốc thì chẵng khác nào giúp nhân dân Trung Quốc hiểu rõ hơn trên thế giới còn những xã hội tốt hơn rất nhiều cái xã hội mà họ đang bị buộc phải sống.
Lý do bảo vệ nạn kiều, hôm nay lại được người Nga học nguyên bài của Trung Quốc. Nhìn người lính Ucraina hôm nay thật sự xúc động vì tuổi trẻ ở đâu cũng vậy : phải chấp nhận hiểm nguy để tổ quốc tồn tại. Thật may, những người lính Nga, có lẽ nhờ tinh thần Thế vận hội mùa đông Sochi đã giúp họ hiểu hơn thế giới này quá nhỏ bé và loài người cần cùng tồn tại. Nhờ vậy họ đã không nổ súng vào đòan biểu tình.
Những thật buồn, ở Việt Nam lại có vị tướng với học vị Tiến sĩ đã viết bài ca ngợi hành động xâm lăng của Nga. Với người có học, ai cũng hiểu đó là loại hành động từ những cái đầu của nền kinh tế thế kỹ thứ 19 : tìm kiếm lợi ích từ tài nguyên và cơ bắp. Họ quên rằng chúng ta đang sống trong thế kỹ 21, con người cần cùng nhau tồn tại và siêu lợi nhuận là từ nguồn tài nguyên trí tuệ.
Nếu với logic bảo vệ nạn kiều và lợi ích của nước lớn, thì Sơn Dương – Vũng Áng ở Hà Tỉnh sẽ là lợi ích cốt lỏi của Trung Quốc. Vì nơi đó Việt Nam đã thực sự chuyển giao cho Trung Quốc trong thời gian dài hạn mà kẻ trung gian là Đài Loan. Thời gian Việt Nam cho thuê Sơn Dương chắc chắn dài hơn thời gian Yanukovych cho thuê căn cứ Sevastopol từ 2010 đến 2042. Nơi đó có cảng biển duy nhất ở vịnh Bắc Bộ có thể tiếp nhận tàu sân bay Liểu Ninh.Nơi đó có số người Trung Quốc chắc chắn đông hơn dân Việt Nam có hộ khẩu trong khu Công nghiệp Sơn Dương. Một khi Trung Quốc đưa quân vào Sơn Dương thì sao ? Khi đó họ khống chế không chỉ đường biển từ Nam ra Bắc rmà cả đường quốc lộ 1A tại đèo Ngang thì miền Nam vô phương tiếp vận cho miền Bắc ! Nếu trưng cầu dân ý tại khu công nghiệp Sơn Dương thì người Trung Quốc ở đó là đa số, chưa kể sức mạnh của đồng tiền sẽ khiến không ít kẻ mơ trở thành Yanukovych.
Nhớ lại, sau vài ngày động thổ xây dựng cảng Sơn Dương 6/7/2008. Từ Sài Gòn ra Hà Nội, tôi cùng anh Chu Quang Thứ ngồi uống bia ở đường Nguyễn Chí Thanh, tình cờ gặp một ông họ Ph, được biết là Tiến sĩ giãng viên Đại học. Vị Tiến sĩ họ Ph kể rằng, ông đã có công đầu trong việc chấp nối nhóm Đài Loan từ Đồng Nai vào Vũng Áng. Ông còn khoe rằng, khi nhóm Đài Loan hỏi con rể ông đang làm quan lớn :
-Phải làm như thế nào ?
Con rể ông trả lời rất ngắn :
-Phải làm thật nhanh.
Nên thủ tục vụ Sơn Dương với vốn đầu tư 16 tỷ USD chỉ mất một năm, lọt lưới cảnh giác của các cơ quan ban ngành chức năng của Việt Nam. Sau vài năm động thổ, nhóm Đài Loan bán dần cho Trung Quốc. Cha con ông ta dù là trí thức Việt Nam, nhưng mang bóng dáng của người thầy … Yanukovych !
Chắc chắn những người lính Ucraina vô danh trên mãi mãi tự hào vì đã biết hành động đúng khi đất nước lâm nguy, còn loại người như Yanukovych rồi cuối cùng cũng phải chọn kiếp sống lưu vong xứ người nhờ sự thương hại của chính kẻ đã trả tiền mua đất.
KS Doãn Mạnh Dũng