Bộ Công Thương ủng hộ nguồn năng lượng mới từ dòng hải lưu ở miền Trung

Bộ Công Thương ủng hộ nguồn năng lượng mới từ dòng hải lưu ở miền Trung

 Đây là một nghiên cứu mới của Việt Nam và được công bố trong Hội thảo năng lượng sạch Mỹ- Việt nam ngày 14/5/2015 tại Tp HCM do Tổng lảnh sự Mỹ tại Tp HCM và Bộ KHĐT tổ chức. 

Công văn 8875/BCT-TCNL ngày 25/8/2015 :

Phương pháp nghiên cứu của Việt Nam dựa vào cơ học lý thuyết , các tài liệu hiện có trong ngành hàng hải và khảo sát hiện tượng tai nạn xe khách 58K-5868 ngày 18/10/2010 tại Hà Tỉnh.
Bằng phương pháp cơ lý thuyết, chúng ta xác định có dòng biển tầng đáy di chuyển 365 ngày/năm dọc bờ biển miền Trung theo hướng Bắc-Nam từ Quảng Bình đến Bình Thuận.
Bằng khảo sát tai nạn xe khách 58K-5868 ngày 18/10/2010 tại Hà Tỉnh ta khẵng định lý thuyết trên là đúng và tốc độ bình quân dòng hải lưu tầng đáy khu vực từ cửa sông Lam đến Quãng Trị là 0,386 m/s.
Bằng tài liệu trong ngành hàng hải khi thả phao quanh đảo Hải Nam, các phao trôi đã tạo ra vệt trên mặt biển được gọi là dòng chảy mặt theo hướng Bắc-Nam. Khảo sát các vệt trên trong 12 tháng, ta thấy các vệt của các dòng chảy mặt giống nhau trong 9 tháng : 1, 2, 3, 4,8,9,10,11,12. Với tốc độ di chuyển các phao trên, ta tìm được tốc độ bình quân của dòng chảy là 0,757 m/s.
Xét về địa hình miền Trung, ta thấy gió Tây Nam đã bị dãy Trường Sơn che chắn nên rất ít tác động đến bờ biển miền Trung.

 

Ảnh : Hội nghị thẩm định ý tưởng “Máy phát điện bằng dòng hải lưu một chiều” tại Tổng Cục Năng Lượng- Hà Nội  

Với những thông tin trên, ta tin rằng dòng hải lưu chạy dọc bờ biển miền Trung dài 1.000km từ Hòn La Quảng Bình đến mũi Kê Gà gần như là dòng chảy 1 chiều theo hướng Bắc-Nam và chúng mạnh nhất về mùa đông khi có sự cộng hưởng giữa dòng tầng mặt và dòng tầng đáy.
Đây là hiện tượng gần như đặc biệt trên thế giới và động năng rất tập trung ở sát bờ miển miền Trung với 5 yếu tố cơ bản : sát bờ, đáy biển nông, độ rộng dòng hải lưu lớn, hướng dòng ổn định, tốc độ dòng cao.
Từ 5 yếu tố trên, một mô hình tiếp nhận năng lượng theo lý thuyết có thể tích hợp năng lượng theo chiều sâu và cả chiều ngang của người Việt Nam đã được đề xuất và đăng ký bản quyền phát minh từ tháng 12/2014.
Nhưng may mắn, khi ý tưởng trên  đưa ra thì từ đối tác Mỹ thẩm định đã cung cấp nghiên cứu của Nhóm Mỹ và Đài Loan. Tài liệu của Mỹ và Đài Loan công bố tháng 3/2015, khẵng định nguồn tài nguyên từ động năng dòng hải lưu của Đông Á tập trung ở bờ biển miền Trung Việt Nam và một nhà máy phát điện từ năng lượng dòng hải lưu đã được xây dựng tại cực Bắc của đảo Đài Loan ở độ sâu -650m cách bờ 29 km. Một sự thú vị hơn là giá thành nhà máy trên có trị giá 0,1 triệu USD/ 1MW- ngày đêm,với hiệu suất 70% chuyển đổi động năng thành điện năng.
Tài liệu Mỹ và Đài Loan đưa ra 4 yếu tố hình thành nhà máy phát điện bằng dòng hải lưu : sát bờ, đáy biển nông, hướng dòng ổn định, tốc độ dòng cao.
Còn phía Việt Nam đưa ra 5 yếu tố, thêm độ rộng của dòng hải lưu. Bằng lý thuyết thì nhà máy ở Việt Nam có giá trị 0,1 triệu USD/ 1MW- ngày đêm với hiệu suất 60% chuyển đổi động năng thành điện năng.
Trong khoa học, từ đúng có thể nội suy thành đúng và từ sai cũng có thể nội suy thành đúng. Mọi viêc cần phải tiếp tục nghiên cứu và thực tiển sẽ trả lời. Nhưng những kết quả bước đầu thật đáng khích lệ với người Việt nam.
Chúng tôi cho rằng, nếu người Việt Nam không tiếp tục nghiên cứu và bán dòng hải lưu trên cho nước ngoài thì lợi ích phía Việt Nam rất nhỏ bé. Nếu người Việt Nam chủ động nghiên cứu sâu hơn và hợp tác quốc tế tiếp nhận khoa học và công nghệ mới thì lợi ích phía Việt Nam sẽ tăng hơn.
Với tinh thần trên, chúng tôi mong muốn hợp tác với những ai quan tâm và yêu thích dự án này để cùng nghiên cứu, cùng chia sẽ sự thành công.

KS Doãn Mạnh Dũng