Bài học lệ thuộc và lối thóat !

Tiếp theo, cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc năm 1965 mà tôi trực tiếp chứng kiến đã giúp hiểu được sự thật rằng, ở xứ sở này chỉ có sự tranh giành quyền lực bằng mọi giá nhưng với chiếc mặt nạ đẹp đẽ là lý tưởng cộng sản: một mơ ước để con người yêu thương con người. Cuối cùng Đặng Tiểu Bình cũng bộc lộ bản chất của thể chế của chính quyền Trung Quốc với khẩu hiệu nổi tiếng “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột”. Giải thích rằng Việt Nam duy trì quan hệ với Trung Quốc vì cùng “Lý tưởng tương thông ” là sự ngụy biện. Vì ở Trung Quốc làm gì có lý tưởng cộng sản ?
Các nhóm trong chính quyền Trung Quốc chỉ tranh nhau tìm kiếm quyền lực để có danh và lợi, nên mâu thuẩn nội bộ ngày càng gay gắt mà nạn nhân là đa số nông dân nghèo Trung Quốc.

 

Sự lệ thuộc mang tổn thất triền miên cho Việt Nam
Ngày 16/7/2014, giàn khoan HY 981 của Trung Quốc đã rủt ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam.Nhưng nhờ sự hiện diện của nó trong hai tháng rưởi, đã giúp mọi người dân Việt Nam có thể hiểu bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc từ những tờ báo chính thống và đài truyền hình Việt Nam. Từ khi nhận viện trợ vũ khí và lương thực của đảng Cộng sản Trung Quốc , Việt Nam buộc phải thực hiện tòan diện chiến lược của Trung Quốc : từ Cải cách ruộng đất làm tan nát văn hóa làng xã Việt Nam đến buộc chấp nhận chia đôi đất nước để rồi phải thống nhất đất nước với khẩu hiệu của Trung Quốc : “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”; từ việc bị xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974,Trường Sa năm 1988 đến việc bị lấn chiếm đất đai bằng nhiều thủ đọan ở vùng biên giới phía Bắc Việt Nam mà điển hình là Ải Nam Quan – một địa danh mang tính lịch sử, văn hóa và tâm thức của người Việt Nam. Không ai có thể biện minh cho việc để mất đất đai mà tổ tiên đã ngàn năm khai phá và gìn giữ.

Khi đã lệ thuộc vào Trung Quốc, thì tất yếu Việt Nam không được phép chọn những người tài giỏi để lo việc nước. Đó là kế sách truyền thống của người Trung Quốc từ thời Đông Chu khi vua Tần chọn Di Ngô mà không chọn Trùng Nhĩ làm vua nước Tấn.  Di Ngô thì hèn với ngoại bang nhưng ác với dân và giỏi đường đút lót.Còn Trùng Nhĩ thì quân tử, chí lớn như vậy nước Tấn khó mà vững mạnh để cạnh tranh với Tần.  

Quá khứ có rất nhiều dẩn chứng chỉ ra giới quyền lực ở Việt Nam luôn luôn chọn giải pháp hạ sách trong kinh tế biển Việt Nam như : Không quan tâm đến cảng Sơn Dương- Hà Tỉnh mà chỉ lo cảng Vũng Áng – Hà Tỉnh hay cảng Nghi Sơn – Thanh Hóa, cảng Cửa Lò – Nghệ An; chọn nơi bồi lấp làm nhà máy lọc dầu, đê chắn sóng Dung Quất sai hướng, cửa kênh Quan Chánh Bố sẽ có hiện tượng như cửa Định An trong tương lai …
Một thí dụ mới nhất, hôm nay VTV1 đưa tin động thổ đường cao tốc Bến Lức đi Long Thành. Mọi người thấy tuyến đường cao tốc qua xã Bình Khánh- Cần Giờ chạy dọc theo tuyến nước sâu phía bắc của đảo Bình Khánh. Tuyến đường bờ này sâu trên 12 m thuận lợi tiếp nhận tàu 3,5 vạn tấn.Trên thế giới, người ta dạy : “Tuyến nước sâu là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Cần nông dùng nông, cần sâu dùng sâu.Tuyến nước sâu chưa dùng đến thì không xây dựng các công trình trên bờ hay dưới nước làm ảnh hưởng khi dùng đến”.Đây là tuyến cầu tàu thuận lợi nhiều so với tuyến ở Hiệp Phước. Anh Nguyễn Mạnh Hùng một chuyên gia tư vấn cảng đã về hưu, từng tâm sự với tôi cách đây 5 năm, về ước mơ của anh :
-Xây dựng hệ thống cảng biển dọc theo tuyến bờ bắc Bình Khánh và bờ hữu ngạn sông Lòng Tàu. Với mô hình này thì tàu biển vẩn dùng luồng sông Lòng Tàu và cụm cảng Sài Gòn có thêm nhiều km cầu cảng.
Hoặc như tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại Tp HCM, đáng lẽ phải nối giữa các bến xe miền Đông và miền Tây hay từ các bến xe đến sân bay hoặc đến chợ Bến Thành thì lại chọn xây tuyến từ Bến Thành đi Suối Tiên- nơi dành cho trò chơi con trẻ – để thu ít lợi lộc cỏn con từ nguồn vốn xây dựng khổng lồ của ngân sách.Đất nước không nghèo thì mới lạ!

Bài học Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954
Hôm qua 18/7/2014, Việt Nam tổ chức kỹ niệm 60 năm ký Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Trong trận chiến thắng  Điện Biên Phủ, Việt Nam mất 4.020 lính , Pháp mất 2.293 lính. Sau đó đất nước bị chia cắt. Để thống nhất đất nước, Việt Nam mất 1,1 triệu lính, Hoa kỳ mất 58.209 lính, Việt Nam Cộng Hòa mất 336.000 lính ( Theo Wikipedia, chưa tính số dân bị chết do chiến tranh). Như vậy việc chia cắt đất nước Việt Nam để làm vùng đệm  cách ly  Trung Quốc với Mỹ là trái đắng cho cả dân tộc Việt Nam. Do đó bài học lớn nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là không cho phép Việt Nam lại tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc. Một đội quân phải sử dụng lương thực và vũ khí của người khác thì chắc chắn đội quân đó không thể vì lợi ích của chính mình. Đó là bài học xương máu cho mọi người Việt Nam hôm nay và mai sau. Trong hòa bình, một quốc gia chỉ quan tâm đi vay tiền dù là vốn ưu đãi ODA mà không biết khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sử dụng vốn trong dân thì nợ công sẽ ngày chồng chất, kinh tế dân doanh thiếu sức sống và tất yếu nền kinh tế vào ngõ cụt !

Kiện ra Tòa án quốc tế để thóat Trung.
Để có cơ hội bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như thóat các chiến lược “kinh tế hạ sách”, cơ hội duy nhất cho Việt Nam trong 65 năm qua là việc đưa đường lưỡi bò của Trung Quốc gắn liền với giàn khoan HY981, việc chiếm Hoàng Sa 1974, việc chiếm Trường Sa 1988 ra Tòa án Quốc tế . Đây không chỉ là sự đấu tranh bằng biện pháp hòa bình mà còn là sự đọạn tuyệt với thể chế bành trướng của Trung Quốc. Mặt khác, đây là cơ hội để Việt Nam liên minh với các dân tộc tiến bộ trên thế giới để tự bảo vệ mình.

Quay lại Tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Để đối phó với những bước đi liều lỉnh sắp tới của Trung Quốc, Việt Nam cần nhanh chóng tranh thủ thời gian để xây dựng sức mạnh tòan diện, không chỉ nhằm tăng cường khả năng vệ quốc mà còn vì mục đích cao nhất là vì cuộc sống hạnh phúc của người Việt Nam.
Thời đại chúng ta sống là thời đại liên kết và phụ thuộc lẩn nhau, sự thành công tùy thuộc trí tuệ và văn hóa của từng quốc gia hay từng cá nhân. Loài người có xu thế yêu nhau nhiều hơn, chia sẻ thành công và hổ trợ nhau để cùng phát triển, cùng bảo vệ môi trường.
Với đặc điểm trên của thời đại, Việt Nam hòan tòan không cô độc trong nền văn minh hiện nay của nhân loại. Nếu thể chế Việt Nam thật sự vì con người, lấy con người là mục tiêu, giúp con người có quyền sống, quyền bình đẵng trên con đường mưu sinh thì giải pháp tối ưu là phải quay lại Tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

KS Doãn Mạnh Dũng