Chiến lược điện hải lưu ở Việt Nam – Ks. Doãn Mạnh Dũng
Đến tháng 10/2021, các ý tưởng về Điện hải lưu ở Việt Nam đã hoàn thiện. Mô hình sản xuất công nghiệp Điện hải lưu ở Việt Nam đã được công bố. Nguyên liệu chủ yếu là những khối bê tông cốt thép đặt dưới đáy biển để nhận năng lượng.Khối bê tông có tuổi thọ khoảng 30 năm. Khi không dùng có thể rút nước, để chúng nổi lên và đưa đến vị trí hợp lý cho mục tiêu phát triển thủy sản. Hệ thống tuabin rất ít nguyên liệu vì càng nhẹ càng tốt. Hệ thống tua bin có thể tái chế. Hệ thống máy phát điện đặt trên mặt nước. Hệ thống máy phát điện bằng “trống quay “nhận được tối đa nguồn động năng theo chiều ngang và cả chiều sâu. Nguồn động năng có công thức E = 0.5.m.v. v , trong đó E là nguồn năng lượng nhận được, m là khối lượng vật di chuyển, v là tốc độ vật di chuyển. Vì trọng lượng riêng của nước gấp 830 lần không khí nên chúng ta hiểu rằng dòng nước tự nhiên đang mang nguồn điện năng rất lớn cho con người.
Dòng hải lưu ở miền Trung có 2 dòng, dòng tầng đáy tồn tại 365 ngày/năm, còn dòng tầng mặt có 8 tháng /năm vào mùa gió Đông Bắc. Hai dòng cùng hướng Bắc-Nam. Như vậy về mùa gió Đông Bắc thì nguồn điện năng cung cấp sẽ cực đại. Để ngành Điện hải lưu ở miền Trung phát triển ổn định, chúng tôi chọn chiến lược sản xuất Điện hải lưu đồng hành với sản xuất Hydro và Ô xy để cung cấp cho công nghiệp hóa chất, luyện kim, sản xuất điện, dân dụng và giao thông vận tải.
Với mô hình trên, nguồn điện năng sản xuất được chia ra 2 phần : phần cung cấp cho hệ thống điện lưới và phần còn lại điện phân để sản xuất Hydro và Ôxy hóa lõng chứa trong bình. Với chiến lược trên, Điện hải lưu Việt Nam sẽ hoàn toàn chủ động trong kinh doanh không phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của mạng lưới điện Việt Nam. Hydro và Ôxy được hóa lõng chứa trong bình hoàn toàn có thể xuất khẩu nếu thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết.
Chiến lược trên là giải pháp cụ thể để Việt Nam thực hiện cam kết trung hòa Carbon vào năm 2050 tại Cop 26 London tháng 11/2021.
Tác giả tin rằng 11 tỉnh thành ven biển miền Trung từ Hòn La- Quảng Bình đến mũi Kê Gà -Bình Thuận hoàn toàn có thể khai thác nguồn động năng dòng hải lưu. Với Cà Mau hoàn toàn có thể khai thác động năng dòng chảy ở Hòn Khoai và mũi Cà Mau.
Như vậy chiến lược đã chọn rõ ràng, vấn đề còn lại là nguồn tài chính và thực hiện./.