Đặc điểm tự nhiên miền Trung không thuận cho đường sắt cao tốc 350km/h. Ks Doãn Mạnh Dũng
Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm xây dựng đường sắt Bắc-Nam với tốc độ 350 km/h. Ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là nhà chuyên sâu về tài chính nên tin tưởng đó là sự chọn lựa tối ưu.
Ở đây tôi không bàn các yếu tố tài chính và hiệu quả trong thời bình hay nhu cầu trong thời chiến. Riêng về yếu tố an toàn với đặc thù riêng của miền Trung Việt Nam đã là một bài toán khó giải.
Bờ biển miền Trung Việt Nam, dài trên 1000 km từ Hà Tỉnh đến Bình Thuận là dãy đất rất hẹp chạy dọc chân dãy núi Trường Sơn. Biên giới Việt Lào là vùng đỉnh dãy Trường Sơn, chia nước mưa giữa Việt Nam và Lào.
Mật độ bão lũ đến bờ biển miền miền Trung đều cao và xuất hiện hàng năm. Bão đến miền Bắc nhưng hoàn lưu của bão thường gây mưa to ở Bắc Trung Bộ.
Với những đặc điểm trên, mùa mưa, lũ luôn hình thành các dòng chảy Tây-Đông cắt ngang tuyến đường sắt cao tốc 350 km/h ở miền Trung. Với tốc độ 350km/h, mọi cản trở nhỏ trên đường sắt dễ tạo thành những thãm họa khôn lường. Để chạy tàu an toàn, trong mùa mưa, lũ phải dành rất nhiều thời gian duy tu và bão dưỡng tuyến đường khi có sự cố dù nhỏ. Như vậy hiệu quả kinh tế của tuyến đường sắt cao tốc là bị ảnh hưởng.
Chuyện người lái tàu đang hành trình trên đường sắt tốc độ cao, khi phát hiện một tảng đá bất ngờ trên đường ray, anh lái tàu đã buộc phải hy sinh cắt đầu tàu để đầu tàu thành viên đạn hy sinh phá tan hòn đá.
Các nước, họ xây dựng đường sắt cao tốc qua sa mạc hay vùng đất đã ổn định trên đão lớn. Còn vùng đất ven biển miền Trung vừa rất dài, vừa thường xuyên tiếp nhận các dòng lũ ống cắt ngang theo hướng Tây – Đông. Miền Trung Việt Nam lại có nhiều hệ thống thủy điện sử dụng thế năng và các hồ chứa nước. Trong mùa mưa lũ, các hồ chứa mước không phải là luôn luôn an toàn. Việc bất ngờ vỡ các hồ chứa nước sẽ tạo ra thảm họa bất ngờ cho đường sắt với tốc độ 350 km/h.
Tác giả tin rằng, tốc độ đường sắt khổ 1435 mm ở miền Trung Việt Nam chỉ nên từ 200-250 km/h vừa chở khách và công-tai-nơ là phù hợp. Người dân chỉ mất 8 giờ là có thể đi từ Hà Nội đến Tp. Hồ Chí Minh và ngược lại. Trong thời bình đường sắt giúp vận chuyển hàng hóa giao thương Bắc-Nam. Trong chiến tranh có thể chở xe tăng và pháo để bảo vệ đất nước.
Mọi dự án muốn phát triển ổn định đều phải có tài nguyên thiên nhiên thuận. Khi xây dựng và phát triển đi ngược với tài nguyên thiên nhiên của địa phương thì đó là một thảm họa./.
Tái bút : Để hiểu phương pháp luận này, xin mời các bạn dành vài phút đọc ” Thuyết 3 Tài nguyên “