Dân lập Hiến và Bốn quyền phân lập
Câu chuyện trên theo tôi suốt một cuộc đời! Vậy xã hội phải có một mô hình quản lý sao cho con người có quyền sống, quyền yêu đất nước, quyền làm việc, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân và gia đình của mình ?
Khi xem phim tự nhiên về động vật, có loại chim cướp biển không trực tiếp bắt cá, mà đợi khi con chim khác đã bắt được cá thì bay theo và cắn vào đuôi. Đến lúc con chim bị cắn đuôi phải nhả cá ra để chống cự thì con chim cướp biển chộp ngay cá và bay mất!
Loài gấu cũng vậy. Đàn gấu đứng bên thác nước chờ cá hồi đang bơi ngược dòng và nhảy lên thác.Có chú gấu xấu tính, không chịu ra bắt cá mà chờ đồng loại sau khi bắt được cá thì đến dọa. Con gấu nào thiếu mưu, hả miệng ra gầm gừ lại thì cá rơi ra. Chú gấu xấu tính vội chộp cá và chuồn mất.Nhưng có con gấu khôn hơn, không há miệng nhưng gầm gừ và dơ tay chiến đấu thì chú gấu xấu tính đành phải bỏ đi.
Con người vẩn không thoát khỏi bản tính của động vật. Khi một ai đó, hay nhóm nào đó độc quyền nắm được quyền lực : vũ khí, tiền và thông tin thì điềm lành là ít mà chắc chắn tại họa là nhiều.
Để hạn chế và loại bỏ sự hiểm nguy cho nhân loại, xã hội loài người đã tìm ra giải pháp giản đơn với những nguyên tắc sau :
-Dân lập Hiến và Tòa án Hiến Pháp
-Quyền lực gồm bốn quyền phân lập : Quốc Hội lập luật pháp, Chính phủ hành pháp, Tòa án tư pháp, Thông tin về thực hiện Hiến pháp và luật pháp.
(Có thể gọi tắt : Lập pháp, Hành Pháp, Tư Pháp và Tin pháp).
Trước đây khi tin học chưa phát triển, con người mới chỉ nhận thức có Tam quyền phân lập, nhưng thực tiển hiện nay là Bốn quyền phân lập.
Khi việc Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, Tin pháp vi phạm Hiến pháp thì Tòa án Hiến pháp xét xử và quyết định.
Quyền lập Hiến là quyền tối thượng của toàn dân và thường căn cứ vào Tuyên ngôn lập nước.Việc thay đổi Hiến pháp phải được trưng cầu dân ý.
Với người lảnh đạo cao nhất của đất nước phải được toàn dân trực tiếp bầu.
Một Hiến pháp thỏa mãn các yếu tố cơ bản trên là con đường đi tất yếu đến một xã hội văn minh. Mọi sai lầm như tàn sát lẩn nhau trong cải cách ruộng đất, quốc nạn tham nhũng, sự sa lầy trong phát triển kinh tế và văn hóa hiện nay đều bắt nguồn từ sự thiếu thừa nhận những nguyên tắc quản trị đất nước một cách văn minh như trên của loài người.
Kiến nghị đề xuất Hiến pháp 2013 của 72 nhân sĩ ( Hiến pháp 2013) do nguyên Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc đệ trình ngày 4/2/2013 là chi tiết hóa Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hiến pháp 1946 với sự cập nhật những tiến bộ lớn nhất trong quản trị quốc gia của các nước trên thế giới.
Muốn hay không, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh và Hiến pháp 2013 chắc chắn sẽ là một hồi chuông vang vọng đến nhiều ngàn năm sau trong lịch sử Việt Nam.
Ks Doãn Mạnh Dũng