Dầu khí Việt Nam

với độ sâu từ 1200m đến 4200m và đã phát hiện có dầu và condensate song trữ lượng không đáng kể.Một mỏ khí nhỏ được phát hiện tại Tiền Hải- Thái Bình đưa vào khai thác từ năm 1981. Sản lượng chỉ 35triệu m3 /năm và kéo dài trong 15 năm.

Ở miền Nam Tổng cục mỏ và khóang sản thuộc Bộ Công nghiệp của chính quyền Sài Gòn bắt đầu tìm kiếm từ cuối thập niên 1960 do Ủy ban kinh tế châu Á của Liên hiệp quốc ( ECAFE) giúp thực hiện bằng máy bay từ vĩ tuyến 17 đến hết lảnh thổ Việt Nam về phía Nam. 10 công ty dầu mỏ của Mỹ , Nhật, Anh Pháp đã thuê Công ty địa vật lý GSI ( Mỹ) thực hiện khảo sát đo địa chấn. Kết quả phát hiện 3 bồn trầm tích có khả năng chứa dầu quan trọng : bồn Cửu Long, bồn Sài Gòn-Brunây, bồn vịnh Thái lan.

Tháng 11-1970, chính quyền Sài Gòn công bố “ Luật dầu hỏa “ theo kiểu hợp đồng đặc nhượng. Với luật này đã quy định quyền thăm dò khai thác sơ khởi, quyền đặc nhượng tìm kiếm  và quyền đặc nhượng khai thác cho các công ty nước ngoài. Thời hạn được khai thác là 30 năm, có thể gia hạn 10 năm. Hàng năm công ty phải nộp thuế khoáng nghiệp nhượng tô là 12,5% tính trên tổng số lượng dầu khai thác , ngoài ra phải nộp thuế lợi tức bằng 50% số lợi tức chịu thuế.

Tháng 8/1973, chinh quỳen Sài gòn đã tổ chức đấu thầu theo tinh thần “Luật dầu hỏa”. Sau khi trúng thầu, chỉ tổ hợp Pecten và Mobil khai triển. 11-1974 đến 3-1974 Pecten dung giàn khoan di động Ocean Prospector tìm thấy dầu ở mỏ Dừa 1-X ( 2230 thùng ngày) và tìm thấy khí có áp suất cao 300-400 atm và condensat.Trong khi đó Mobil dung giàn khoan Glomar  từ 10-1974 đến 2-1975  tại mỏ Bạch Hổ tìm thấy dầu 2400 thùng/ngày. Còn tại mỏ Đại Hùng đã khoan được 1000m  chưa xong phải bõ dở.

Sau 1975

Tháng 9/1975, Việt Nam thành lập Tổng cục mỏ và khí đốt Việt Nam để quản lý nhà nước, chỉ đạo thống nhất trên phạm vi cả nước mọi họat động về tìm kiếm , thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí.

Tháng 8-1977, Công ty Dầu-Khí quốc gia Việt Nam trực thuộc Tổng cục mỏ và khí đốt Việt Nam  được thành lập , gọi tắt là Petro Vietnam với chức năng nghiên cứu, dàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu – khí với các công ty dầu khí nước ngoài.

Sau nhiều biến đổi về tổ chức, Công ty Dầu-Khí quốc gia Việt Nam đổi thành Tổng Công ty Dầu-Khí Việt Nam nhưng vẩn mang tên Petro Vietnam.

 

Tháng 4-1978 Petro Vietnam ký với Denimex( CHLB Đức), Agip( Italia), Bow Valley( Canada)  thăm dò lô 15, 12,06 ,28,29. Đến năm 1981 không có kết quả nên các công ty trên rút khỏi hợp đồng  

Giai đọan 1981-1987

Tháng 7-1980, hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô ký kết Hiệp định hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí. Tháng 6-1981 Xi nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô được thành lập gọi là Vietsopetro và chính thức họat động từ cuối năm 1981. Căn cứ dịch vụ tại Vũng Tàu. Mổi bên tham gia đóng góp 50% vốn.

Bach Hổ là giếng được khoan đầu tiên và thành công. Ngày 26-6-1986 bắt đầu khai thác giếng Bạch Hổ với sản lượng ban đầu  40.000 tấn ( năm 1986). Năm 1987 được 280.000 tấn. Năm 1988 được 680.000 tấn. Năm 1989 được 1,49 triệu tấn.Năm 1990  được 2,7 triệu tấn.Năm 1991 được 3,95 triệu tấn.Năm 1992 được 5,5 triệu tán.Năm 1993 được 6,3 triệu tấn. Năm 1995 được 6,9 triệu tấn.Vietsopetro khai thác từ 93 giếng dầu, tỷ lệ khoan đạt 90%.

Một đống góp có giá trị khoa học đáng chú ý trong họat động tìm kiếm , thăm dò và khai thac của Xí nghiêp Vietsopetrol là đã phát hiện ra dầu trong tầng móng đá núi lửa . Đó là một trong ít trường hợp ít gặp trên thế giới nhưng khá phổ biến ở thềm lục địa Nam Việt Nam đưa đến những phương hướng mới trong việc thăm dò tìm kiếm dầu thô ở thềm lục địa Việt Nam .

Nguyễn Mạnh Trí ( Dầu khí và dầu khí Việt Nam)