Dạy và học gì để xã hội xa dần sự hoang dã và tiến đến văn minh ?- KS. Doãn Mạnh Dũng
Hàng năm, đến ngày khai trường ở Việt nam- 5/9/2021-các trẻ em Việt Nam háo hức đến trường, các thầy cô trăn trở sẽ dạy gì để các em sau này sẽ thay đổi được bộ mặt của đất nước.
Xưa người Việt Nam có câu “Tiên học lể , hậu học văn”. “Lễ ” là đạo đức, lể nghĩa. “Văn” là kiến thức.
Khác với muôn loài, nhờ trí khôn loài người chọn giải pháp sống trong cộng đồng xã hội loài người. Vì nhờ cộng đồng, loài người an toàn hơn, tiện nghi hơn … Nhưng để một xã hội tồn tại, con người phải sản xuất hay làm dịch vụ mà xã hội cần. Đó là thức ăn, nhà ở, áo quần, y tế, dạy học, quản trị cộng đồng … Mọi sản phẩm hay dịch vụ đều phải đáp ứng nhu cầu thực của con người. Khi bệnh, bạn cần một bác sĩ có chuyên môn giỏi, không thể là một bác sĩ có tài hùng biện. Để mọi công dân được bình đẵng trước pháp luật, quan Tòa không cần giỏi làm thơ mà phải đủ năng lực chứng minh sự phạm tội của phạm nhân, không thể dùng bạo lực như đánh, bõ đói để phạm nhân khai nhận và lấy sự khai nhận để định hình phạt. Để đất nước phát triển, người dân cần nhà quy hoạch chiến lược với những sản phẩm không hối tiếc. Nhưng ở Việt Nam, nhiều dự án phát triển kinh tế đã bị xem xét lại và thuộc vào những dự án hối tiếc.
Với lập luận trên, nhà trường cần dạy cho những công dân tương lai trách nhiệm đóng góp hàng hóa hay dịch vụ tốt cho xã hội mà không nên dạy những kỹ năng lách luật để chiếm đoạt sản phẩm hay dịch vụ của xã hội.
Đọc các truyện kiếm hiệp hay các vụ án mạng, nội dung đều giống nhau là chiếm đoạt quyền lực , danh, dục vọng, vật chất của kẻ khác. Người bị chiếm đoạt chọn con đường trả thù và vòng xoáy lại tiếp tục cho nhiều thế hệ. Chiếm đoạt và trả thù là vòng xoáy đưa loài người trở về hoang dã. Vì vậy về “Lể” hảy dạy con người từ bõ “Chiếm đoạt và trả thù ” và hướng đến “Cống hiến và khoan dung”.
Số phận đã đẩy tuổi thơ của tôi trãi qua nhiều khắc nghiệt giữa đất Sài Gòn và Pnôm Pênh. Nhưng văn hóa bao dung của những người khai phá đất phương Nam đã giúp tôi biết yêu con người và chưa bao giờ tôi thấy cảnh “bà chủ chửi em Phước” như trong bài thơ “Đi, đi em ” của Tố Hữu. Hay trong chuyện “Thép đã tôi thế đấy”, khi Paven 12 tuổi bị đầy đọa ở cửa hàng ăn. Những chuyện trên là từ xứ lạ, không phải văn hóa Nam Bộ, nó dạy con người căm thù con người. Vì vậy việc nhập khẩu văn hóa nước ngoài là hết sức cân nhắc.
Để sản xuất hay làm dịch vụ, con người cần ba thứ theo thứ tự : Sức khỏe cơ bắp , Tài nguyên thiên nhiên như : đất, nước, con giống, quặng, sông, biển … và Tài nguyên trí tuệ. Thực tiển đã chỉ ra rằng, Tài nguyên sau sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn Tài ngiuyên trước. Nhà trường là nơi cung cấp Tài nguyên trí tuệ cho đất nước. Xã hội loài người càng phát triển, con người có xu hướng chọn lựa Tài nguyên trí tuệ để thay đổi bộ mặt kinh tế và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Những quốc gia chọn Tài nguyên sức lao động và Tài nguyên thiên nhiên làm động lực chính để phát triển đất nước thì có xu hướng tạo ra mâu thuẩn nội bộ ngày càng gay gắt từ sự thiếu công bằng trong sử dụng Tài nguyên thiên nhiên của đất nước; họ có xu hướng tạo ra chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng để mở rộng lảnh thổ và họ tránh đối thoại với Quốc hội nước khác mà chỉ thích đối thoại với những nhân vật quyền lực đang trong tầm kiểm soát của họ.
Để có thể khai thác tối ưu Tài nguyên thiên nhiên, con người cần có “Kiến thức”. Kiến thức ở đây bao gồm 2 lảnh vực : Quy luật xã hội và Quy luật tự nhiên. Quy luật đúng là quy luật được trả lời bằng sự thật. Xưa, tuổi trẻ đất Sài Gòn được học chuyện thầy bói mù xem voi. Câu chuyện dạy con người cần nhìn sự vật một cách toàn diện. Những ngày đại dịch Covid-19, chúng ta đã làm tốt giai đoạn đầu, nhưng khi dịch Covid-19 xuất hiện biến thể Delta thì tử vong tăng cao rất nhanh. Hệ thống cung ứng cho an sinh bị đứt gẩy. Quân đội phải sử dụng xe thồ cung ứng thực phẩm cho dân như cung ứng cho chiến dịch thời Điện Biên Phủ năm 1954. Để làm căn cước công dân, nhiều địa phương phải sử dụng hệ thống” Zalo” của nước ngoài , dù rằng Việt Nam đạt nhiều giải thưởng trong lỉnh vực tin học trên thế giới !
Đôi lời cũng thấy trình độ thực của trí tuệ Việt Nam còn rất xa nhu cầu của người Việt Nam. Để có “Kiến thức” , trẻ em cần được học đủ kiến thức phổ thông. Không nên dạy trẻ chuyên sâu quá sớm. Thế giới hôm nay từng ngành đã phát triển rất sâu. Các phát minh mới sẽ là miền chung của các ngành. Vì vậy học sinh nên có kiến thức phổ thông toàn diện từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Khi cần có thể tự nghiên cứu chuyên sâu và giúp thực hiện mục tiêu của chính mình.
Trong chuyện “Ruồi Trâu”, A-thơ thường khinh bĩ những kẻ tàn phế trong tâm hồn và trống rỗng về trí tuệ nhưng lại ra rả nói về lòng yêu nước như bà Gra-xi-ni. Ở Việt Nam, không ít người ở ẩn khi đất nước chưa độc lập, chưa thống nhất đất nước, khó tìm thấy dấu ấn của họ trong xây dựng đất nước nhưng thích viết sách dạy người khác về lòng yêu nước. Có người vừa cho in sách dạy làm người chưa khô mực, thì phải ra Tòa vì sự tham nhũng.
Vì vậy đừng dạy kỹ năng chiếm đoạt và trả thù mà hảy dạy và học : khát vọng cống hiến và khoan dung cho một thế hệ mới./.