Để xã hội ổn định nền giáo dục cần dạy gì cho tuổi trẻ?                          KS Doãn Mạnh Dũng

Để xã hội ổn định nền giáo dục cần dạy gì cho tuổi trẻ?                          KS Doãn Mạnh Dũng

Tuổi trẻ đầy ước mơ và khát vọng. Khi tuổi trẻ được dạy dổ đúng, xã hội tương lai sẽ là khát vọng của con người. Đó là một xã hội văn minh mà con người mơ ước.

Một xã hội mà con người biết yêu con người hơn ngày hôm qua và tin rằng cuộc sống ngày mai sẽ đầy đũ hơn ngày hôm nay.

Thực tế trên thế giới và tại Việt Nam, nhiều người có cơ hội đứng trên đỉnh cao, có thể giúp loài người hay đất nước tiến nhanh đến văn minh và cũng ngược lại tự đốt cháy  sự nghiệp của chính mình.

Sự nhận thức nhìn ra rất đơn giản : Bạn chọn hành trình “ chiếm đoạt “ hay  “cống hiến” cho nhân loại.

Để một xã hội loài người tồn tại, xã hội rất cần các hàng hóa hay dịch vụ hữu ích cung cấp cho xã hội.

Hàng hóa như thực phẩm, thuốc, quần áo, nhà cửa, viên đạn, con dao …

Dịch vụ như khám bệnh, dạy học, ca, hát, bảo vệ, an ninh…

Để có hàng hóa hay dịch vụ, con người cần Tài nguyên sức lao động, Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Theo thứ tự trên, Tài nguyên sau đem nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên trước.

Quá trình tiến hóa của con người là quá trình xa dần sự hoang dã và tiến đến văn minh. Khi còn  hoang dã, con người có bản năng chiếm đoạt. Càng tiến đến văn minh, con người càng xa dần sự chiếm đoạt và coi sự cống hiến là sự chọn lựa của hạnh phúc.

Nhà triết học I. Kant -người Đức từng đưa ra quan điểm :

  • Hạnh phúc là giúp người khác hạnh phúc còn chính ta cần sự hoàn thiện dù ta có hạnh phúc hay đau khổ.

Con người cần sự hoàn thiện  4 lỉnh vực :

1/ Sức khỏe : Bạn cần cuộc sống lành mạnh để có thể sống lâu và thực hiện được mục tiêu của đời bạn.

2/ Kỹ năng sống : Trước thực tiển của xã hội, bạn cần có kỹ năng để tạo ra hàng hóa hay dịch vụ hữu ích để trao đổi với người khác cho mục tiêu tồn tại của chính mình.

3/ Trí tuệ cao : Hiểu được các quy luật tự nhiên và quy luật của xã hội.

4/ Tâm hồn đẹp : Văn, Thơ, Nhạc, Họa  để cuộc sống của chính bạn luôn luôn phong phú với nhiều cảm xúc. Giúp bạn luôn luôn yêu cuộc đời ngắn ngủi này.

“Sức khỏe và Kỹ năng sống”  giúp mọi công dân có việc làm  là hai yếu tố để xã hội ổn định.

Vì ai cũng có việc làm thì xã hội sẽ ổn định. Từ xưa, các nhà triết học đã chỉ ra rằng dù bạn đam mê việc gì, bạn cũng cần có một kỹ năng lao động chân tay để tự kiếm sống nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

“Trí tuệ cao và Tâm hồn đẹp ”  giúp  xã hội tiến nhanh đến văn minh.

Kiến thức phổ thông hết cấp III sẽ giúp tuổi trẻ có thể tự rèn luyện để có kỷ năng cao trong nghề nghiệp, hơn nữa giúp cá nhân có thể tự học từ quan sát hiện tượng  để hiểu quy luật tự nhiên và quy luật xã hội cũng như nâng cao thẩm mỹ học của tâm hồn.

Chúng ta đang ở thời đại, mọi hành vi  được ghi chép không thể phủ nhận. Còn những hành vị tuy không được ghi chép , nhưng ghi miệng đời thì  vẩn còn trơ trơ. Mọi ứng xử của bạn nếu không được rèn luyện thì đó là đại họa cho cuộc đời của bạn. Những sai lầm ở tuổi thiếu nhi  có thể được tha thứ, nhưng ở tuổi đã trưởng thành thì đó là đại họa của cuộc đời.

Xin minh họa bằng những câu chuyện thật như sau:

  • Câu chuyện thứ nhất : Kỹ năng giúp cá nhân tồn tại

Năm 1967, chúng tôi là sinh viên năm thứ 2 về sơ tán tại Hà Thanh- Tứ Kỳ- Hải Dương.

Lúc khó khăn, bạn  Mai Trung Thứ – người Thanh Hóa – cầm cần câu ra sông Luộc. Lúc về khi nào cũng có một xâu cá.

  • Câu chuyện thứ hai : Kỹ năng giúp cả gia đình tồn tại

Thời bao cấp, anh  Nguyễn Lý Thịnh người Hà Nội , kể lại đang là giáo viên dạy lý cấp III. Anh suy nghĩ về cách làm bánh cuốn và giúp mẹ mở quán nhỏ bán bánh cuốn ở Hà Nội. Nhờ vậy cả nhà sống tốt.

  • Câu chuyện thứ ba : Kỹ năng chuyên sâu nghề giúp cả nhà vượt hoàn toàn khó khăn về tài chính.

Anh Nguyễn Công Hệ sinh 1941, vốn là nông dân Khoái Châu- Hưng Yên, nhập ngủ hải quân 1959 khi chưa học xong cấp II. Trong quân ngũ anh tự học hết cấp II và xin về trường Trung cấp hàng hải. Anh được giữ lại trường làm ở phòng Giáo vụ. Khi trường chuyển thành Đại học Hàng Hải, anh Nguyễn Công Hệ với danh nghĩa cán bộ giáo vụ nên anh tham gia nghe giảng và hoàn thành chương trình của Đại học. Với sự khổ luyện tự học tiếng Anh và nghiên cứu điều khiển tàu, anh đã đạt đến đỉnh tối ưu về kỹ năng. Nhờ học hỏi từ các tài liệu mới nhất của nhân loại, thuyền trưởng Nguyễn Công Hệ hiểu chính xác tâm quay của con tàu khi đứng yên và khi di động. Nhờ vậy thuyền trưởng có thể điều khiển con tàu an toàn trong mọi hoàn cảnh phức tạp.

Khi nhận làm Thuyền trưởng cho tàu Nhật chạy tuyến Nhật – Nam Á, Đông Nam Á anh đã thực hiện gần 5 năm mà không xảy ra sự cố tàu hay hàng hóa. Nhờ vậy anh đã có nguồn thu nhập giúp gia đình thoát sự nghèo khổ. Đó là hiện tượng rất hiếm của Việt Nam.

  • Câu chuyện tư : Kỹ năng và chọn hành trình cống hiến giúp đời thành danh.

Năm 1963-1964 tôi là Bí thư chi đoàn lớp 9H, trường Phổ thông III, Hà nội B.

Ảnh:Chi đoàn lớp 9H, trường Phổ thông III, Hà Nội B- Niến khóa 1963-1964. Tác giả đứng ngoài cùng bên phải, hàng thứ ba.

Giờ kiểm tra môn Toán của thầy Hùng – Chủ nhiệm lớp- có hai bạn ngồi phía Trái và Phải  nhìn bài tôi đang viết  để chép. Tôi buồn nhắc hai bạn:

  • Các bạn làm như vậy thì làm sao có thể thi tốt nhiệp cấp III ?

Tan học, bạn N ngồi bên Trái – yêu môn họa – nói với tôi :

  • Để 10 năm nữa, xem thằng nào hơn thằng nào ?

Tôi im lặng.

(Khoãng 4 năm sau, tình cờ gặp lại bạn N trên phố Hà Nội, N chạy đến bên tôi và xin lỗi câu nói xưa. N không tốt nghiệp cấp III nên học Trung cấp và đang phải học tiếp lên Đại học.

Tôi  hiểu sự đa mê khi tuổi trẻ và chia sẽ  sự cảm thông với bạn.)

Bạn V ngồi bên Phải đến hỏi tôi :

  • Tôi yêu văn và chọn nghề viết văn cho cuộc đời. Vậy theo bạn tôi có cần vào Đại học Tổng hợp không ?

Tôi trả lời ngay :

  • Nếu bạn chọn nghề cầm bút thì bạn đọc không quan tâm bằng cấp của bạn mà chỉ quan tâm tác phẩm của bạn. Tác phẩm của thời đại này là tiếng nói của người lính.

Anh bạn im lặng, không trả lời tôi.

Năm học lớp 10, anh V chuyển sang học buổi sáng và tôi biết tin anh chọn con đường gia nhập quân đội dù anh thừa tiêu chuẩn vào Đại học tổng hợp. Anh và vợ mất sớm. Tên của anh chị đã được đặt tên cho hai  con đường tại Hà Nội. Sự đa mê và khát vọng được làm việc vì con người đã giúp anh  chị thành công.

Còn tôi, tuy  chỉ là kỹ sư học trong nước, nhưng tôi hoàn toàn không hối tiếc một cuộc đời học và làm việc không mệt mõi của chính mình. Kỹ sư chuyên ngành cảng biển như nhà văn,  dân  cần tác giả phải đưa ra sản phẩm trí tuệ là cảng biển tốt nhất với tiền xây dựng ít nhất : Đó là cảng Trung chuyển quốc tế Vân Phong,,đó cảng cửa ngõ Trần Đề cho Đồng Bằng Sông Cữu Long.

Việc phổ cập giáo dục phổ thông cho công dân Việt Nam là một chủ trương chuẩn xác giúp thay đổi cơ bản nền tảng văn hóa của Việt Nam.

Văn hóa cống hiến  cần thay thế cho văn hóa chiếm đoạt.

Sức khỏe và Kỹ năng sống giúp xã hội ổn định.

Trí tuệ cao và Tâm hồn đẹp giúp xã hội phát triển nhanh đến văn minh.

Chính nền Giáo dục trong sáng của miền Bắc đầu thập niên 1960 đã đào tạo được  một thế hệ vàng cho đất nước ./.