Điện hải lưu- nguồn năng lượng xanh của Việt Nam trong tương lai gần.                           Doãn Mạnh Dũng

Điện hải lưu- nguồn năng lượng xanh của Việt Nam trong tương lai gần.                           Doãn Mạnh Dũng

( Bản tóm tắc báo cáo ngày 23/7/2024 tại Liên hiệp Hội KHKT Tp HCM)

Hình 1 : Dòng chảy tự nhiên là khối nước di chuyển liên tục có chiều sâu và chiều rộng với dòng trên cùng là mạnh nhất.

Trái đất ấm dần do hiệu ứng khí thải nhà kính. Việt Nam cam kết sẽ đưa chất thải ròng về zero vào 2050 tại Cop26. Vì vậy việc giảm sử dụng than, dầu là bắt buộc và phải sử dụng nguồn năng lượng mới. Điện mặt trời, điện gió … có giá thành cao và trong quá trình tạo ra pin mặt trời hay máy điện gió cũng sinh ra nhiều chất thải. Nhiên liệu trong tương lai sẽ là hydro xanh. Chữ “ xanh” mang nghĩa: quá trình  sản xuất ra hydro lõng nhưng ít thải ra khí C02. Hydro lõng dùng cho nhiệt điện, động cơ đốt trong, công nghiệp…

Tài nguyên

Trong quá trình nghiên cứu cảng ở Biển Đông, Ks. Doãn Mạnh Dũng đã phát hiện dòng hải lưu ở Biển Đông – khu vực miền Trung Việt Nam gồm tổng hợp 2 dòng :

Dòng tầng mặt hình thành do gió Đông Bắc trong 8 tháng.

Dòng tầng đáy hình thành do chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Bắc cực . Vì trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng tầng đáy vừa di chuyển từ Bắc xuống Nam vừa di chuyển từ Đông  sang Tây do lực quán tính Coriolic.Vì không có vật cản và địa hình bờ Tây Thái Bình Dương, nên dòng tầng đáy  mạnh nhất trên trái đất khi đến miền Trung Việt Nam

Hai dòng tầng mặt và tầng đáy đã cộng hưởng tại bờ biển miền Trung Việt Nam với 6 đặc điểm : Gần bờ, vùng nước nông, hướng dòng ổn định Bắc-Nam, tốc độ rất cao, độ rộng dòng đến 24 km tại cửa Gianh, độ dài dòng hải lưu đến 1.000 km  từ Hòn La -Quảng Bình đến mũi Kê Gà – Bình Thuận.

 

Mỹ và Đài Loan đã dùng vệ tinh xác định có 12 điểm với dòng hải lưu mạnh nhất ở bờ Tây Thái Bình Dương, trong đó có 7 điểm tốt nhất tập trung tại miền Trung Việt Nam. Còn lại có  3 điểm tại Nhật, 1 điểm tại Đài Loan,và 1 điểm tại Philippine. Trong 7 điểm tại miền Trung, vận tốc đều hơn 1m/s và cách xa bờ khoãng 40 km. Theo lý thuyết và thực tiển, dòng hải lưu gần bờ tốc độ luôn cao hơn khi  ở xa bờ.

Công nghệ hiện nay của thế giới

Hình 2 : Các mô hình cách quạt hiện nay trên thế giới

Thế giới hiện nay sử dụng cánh quạt truyền thống thả xuống nước để lấy năng lượng. Cách làm trên, chỉ lấy năng lượng của dòng chảy đi qua cánh quạt. Cánh quạt lại có trọng lượng nên hiệu suất kém. Khi sử dụng trục ngang, máy phát điện phải đặt trong nước nên cần kín nước nên giá thành cao. Các yếu tố trên đã làm giải pháp phát điện truyền thống không hiệu quả.

Công nghệ mới của Việt Nam

Giải pháp công nghệ mới của Việt Nam do Ks Doãn Mạnh Dũng và Doãn Thanh Tùng đề xuất như sau :

Dùng trống có gờ ở võ trống để nhận lực. Ruột trống có độ rổng để trống nổi lơ lững trong nước theo hướng trục hình trụ.

Hình 3 : Trống quay là một hình trụ võ có gờ đặt lực, có độ rổng bên trong, nổi trong nước và  quay quanh trục của hình trụ

Trống được đặt trong khung như hình vẽ và có thể lấy hết động năng theo chiều sâu.

Trống quay được đặt tên là “ Doan blade” để tri ân dòng họ Doãn.

 

Hình 4 : Khung cho dòng chảy 2 chiều như dòng thủy triều.

Hình 5. Khung cho dòng chảy 1 chiều như dòng sông, dòng hải lưu

Hình 6. Để lấy hết động năng theo chiều ngang, khung được xếp thành 2 hàng nhưng so le.

Khi dòng chảy có v>o thì trống quay, kéo theo trục trống. Trục trống kéo máy phát điện trên mặt nước.

Một mô-đun cơ bản gồm 2 trống. Trống được thiết kế theo tiêu chuẩn với đường kính 2 m và cao 2 m để có thể đưa vào công-ten-nơ di chuyển.

Hình 7 : Lượng nước (m) tác động vào cánh quạt trong 1 giây

Nguồn động năng của dòng chảy được xác định :

E= 0.5 m v v

Trong đó E là nguồn năng lượng của vật di chuyển.

m là khối lượng vật di chuyển.

v là tốc độ vật di chuyển.

Vì giả thiết v= 1m/s nên trong 1 giây có 2 m3  nước tác động vào trống để tạo thành mô-ment quay. Theo nguyên lý bảo toàn năng lượng, động năng dòng chảy sẽ chuyển thành mô-ment quay. Với nguyên lý này, máy có thể vận hành trong mọi tốc độ của dòng chảy.

Để dự án có tính khả thi, khi tính toán đã bõ qua dòng chảy tác động vào thành hướng dòng, sau đó đổi hướng và tác động vào trống.

Trong 1 giây, 1 trống nhận được nguồn năng lượng :

En = 0.5 mv2   = 0.5 x  2000 kg x (1 m/ s )2= 1000 kg x 9.8 N = 9800 N/s =9800 w.

Giả thiết hiệu suất 70%, công suất 1 mô- đun nhỏ  với 2 trống :

Pn/s = 7000 w x  2 = 14 Kw/s

Công suất 1 mô -đun nhỏ trong 1 giờ  :

Pn/h = 14 Kw/s  x 3600 s = 50 400 Kw/h  = 50.4 Mw/h

Tích hợp 7 cặp trống với 5 tầng trống để khai thác độ sâu 10 m ta có một mô-đun lớn bằng bê tông cốt thép. Hàng thứ nhất có 4 cặp trống. Hàng thứ 2 có 3 cặp trống.

Một mô-đun lớn có 7 x 5 = 35 mô-đun nhỏ đem lại công suất :  P= 0.49 MW/s.

Hình 8 : Khu tiếp nhận năng lượng ở tầng 2 gồm 5 tầng trống với mục tiêu khai thác 10m nước,  4 cặp ở hàng 1 và 3 cặp ở hàng thứ 2.

Hình 9 : Mô-đun lớn gồm 4 tầng, bằng bê tông cốt thép rộng 39.4 m, dài 26 m, cao 22.4 m, khai thác độ sâu 10 m cho công suất P= 0.49 MW/s.

Công suất trong 1 giờ :

E = 0.49 MW x 3600 s = 1 764 MW/h = 1 764 000 kW / h

Tầng đáy cao 1.5 m cho phép sa bồi di chuyển qua.

Tầng 2 là tầng tiếp nhận năng lượng và cho phép sinh vật di chuyển qua.

Tầng 3 là tầng thủy triều tùy theo nơi đặt máy.

Tầng 4 là tầng đặt máy móc, điều hành, vật tự.

Một nhà máy kết nối  52 mô-đun bê-tông  dài 2.048 m rộng 26 m cao 22.4 m có công suất  91728 MW/h

Nhà máy điện thủy điện Tam Hiệp -Trung Quốc có công suất 22 500 MW.

Như vậy nhà máy với 52 mô-đun gấp 4.08 lần nhà máy thủy điện Tam Hiệp

91 728 MW : 22 500 MW = 4,08

Sản lượng nhà máy với 52 mô-đun lớn trong 1 năm  :

E = 1764 000 kwh x 24 x 365  x 52 = 803 537 280 000 kwh tương đương 803.5 tỷ KWh

Sản lượng điện của Việt Nam phát và mua trong năm 2023 : 280.6 tỷ KWh

Bờ biển từ Hòn La – Quãng Bình đến  mũi Kê Gà – Bình Thuận  dài 1000 km, nếu 2 nhà máy cách nhau 10 km thì chúng  ta có thể xây dựng 100 nhà máy   như trên.

Khi hệ thống mạng lưới điện tiêu thụ còn khó khăn thì dùng điện để điện phân sản xuất hydro lõng đóng chai và ô-xy.

Theo công nghệ hiện nay trên thế giới, dùng 55 kwh điện phân được 1 kg hdro lõng và khoãng 0.5 kg ô-xy lõng.  Giá thành hydro lõng tại Nhật  10 USD /1 kg. Tại Việt Nam giá ô-xy lõng 1USD/1 kg.

Sản xuất, khai thác, phá hủy

Trống quay được sản xuất tại nhà máy và đưa vào công-tai-nơ để vận chuyển đến nơi lắp ráp.

Khối bê tông mô-đun lớn được đúc ở ụ nổi hay ụ chìm. Sau khi đúc xong thì thả nổi trên mặt nước. Các mô-đun lớn được kéo đến nơi khai thác để đánh chìm. Mô-đun lớn được gắn với đáy biển bằng các cọc bê tông cốt thép. Trống quay được đưa xuống biển để lấy năng lượng và kéo lên để bảo dưỡng. Khối bê tông có hệ thống ống để phun áp lực làm sạch hà theo định kỳ. Hết thời gian khai thác thì nhổ cọc, hút nước, các khối bê tông nổi lên và được kéo đến nơi phá hủy.

Miền Trung Việt Nam có các nguyên liệu để thực hiện sản xuất các thùng bê-tông cốt thép.

Trống quay được sản xuất để quay ổn định và chịu ăn mòn của nước biển.

Kết luận

Tài nguyên dòng hải lưu ở bờ biển miền Trung Việt Nam là tài nguyên đặc biệt chỉ có ở Việt Nam vì hội tụ rất nhiều các yếu tố tự nhiên. Dòng hải lưu ở miền Trung mang năng lượng từ vũ trụ như ánh nắng mặt trời, trạng thái quay của trái đất. Nếu không có mặt trời hay trái đất quay ngược lại, nguồn năng lượng trên sẽ không còn ở bờ biển miền Trung Việt Nam.

Phương pháp lấy động năng dòng chảy tự nhiên bằng “ Trống quay” là cách tiếp nhận tối đa động năng của lượng nước ( m)  đang di chuyển. Máy phát điện không chỉ giúp phát điện mà còn giúp chống xói lỡ bờ biển, bờ sông…

Phương pháp lấy năng lượng của các đập thủy điện là nâng cao thế năng của nước ( h) . Phát điện bằng cách sử dụng thế năng sẽ tạo ra các đập thủy điện nguy hiểm cho con người như đập Tam Hiệp ở Trung Quốc.

Với kết quả nghiên cứu trên, Việt Nam hoàn toàn đủ các yếu tố để tạo ra năng lượng điện với giá rẽ cung cấp cho nội địa và xuất khẩu.

Với phương pháp “Trống quay” loài người hoàn toàn không cần thiết xây dựng các đập thủy điện dùng thế năng, mà khai thác các dòng chảy tự nhiên từ nguồn, theo nhiều bậc đến khi dòng nước chảy ra biển. Các hồ nước tập trung cho mục tiêu nông nghiệp, sử dụng cho con người và điều tiết lũ./.