Vì sao vùng phá Tam Giang ở Huế nghèo về nông và ngư nghiệp?
Cửa Hòa Duân và cửa sông Hương đều có vĩ độ 160 33’ 4N. Cửa Tư Hiền và cửa Thuận An đều có biên độ thủy triều cao hơn khu vực Hòa Duân. Khi nghiên cứu thủy triều , ta thấy vùng thủy triều thấp nhất ở Huế nằm giữa 160 32’ 7N và 160 34’5N, có nghĩa là nằm khu vực gần cửa Hòa Duân.
Vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở Huế sống dựa vào vùng nước phá Tam Giang. Nhưng do đặc tính bồi lấp từ hướng biển nên cửa Thuận An và cửa Tư Hiền thường xuyên bị bồi lấp. Trên đất liền do đặc tính dảy Trường Sơn đến phía Nam Huế thì chạy ngang tạo ra dảy Hải Vân. Chính dảy núi trên đã làm tăng lượng mưa ở Thừa Thiên Huế . Khi lũ lớn thì cửa Thuận An và Tư Hiền bị mở rộng, trước đây khi chưa bê tông hóa cửa Hòa Duân thì sẽ phá cửa Hòa Duân. Sau lũ ,vì cửa Tư Hiền và Thuận An bị mở rộng nên độ mặn tăng nhanh. Sau đó các cửa lại bị bồi lấp từ hướng biển và phá Tam Giang lại nhận nước mưa từ núi xuống nên độ mặn giảm dần. Vài năm sau , khi mùa lũ lớn đến thì cửa Tư Hiền và Thuận An lại bị mở rộng và độ mặn lại tăng trở lại.Hiện tượng nồng độ ph của phá Tam Giang không ổn định làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật hay thủy sản.Đó là nguyên nhân , nông và ngư nghiệp sử dụng nước phá Tam Giang đều gặp nhiều khó khăn.
KS Doãn Mạnh Dũng