Giải pháp tối ưu thí nghiệm và khai thác điện hải lưu.                    KS. Doãn Mạnh Dũng

Giải pháp tối ưu thí nghiệm và khai thác điện hải lưu.                    KS. Doãn Mạnh Dũng

Hình 1 : 1 mô đun của nhà máy Điện hải lưu khai thác độ sâu 10 m theo phương pháp đóng cọc.

Mô hình điện hải lưu đã công bố là những thùng bê tông cốt thép đặt dưới đáy biển. Trống được thả xuống biển. Trống quay, kéo hệ thống phát điện đặt phía trên mặt nước. Để giảm giá thành và rút ngắn thời gian nghiên cứu và chi phí đầu tư, tác giả đưa ra mô hình sử dụng hệ thống cọc như sau:

Khung đặt trống có thể chế tạo bằng composite  cao 10 m, rộng 5,4 m , ngang  2.7 m.

 

Sau khi thả xuống biển, có thể bơm cát vào khung để tăng trọng lượng và ổn định nhờ trọng lực.

Số cọc được lồng trong khung là 7 cọc. Các cọc gắn với khung liên kết với các cọc  phía bên ngoài khung để giữ hệ thống ổn định khi có bão, giông.

Đáy cọc ghim vào đáy biển.

Đỉnh cọc liên kết với nhau làm giá đở nhà chứa máy phát điện,vật tư, phòng điều hành.

Để giảm chi phí quá trình thí nghiệm, tác giả đưa ra hệ thống khung di động cho máy thí nghiệm.

Khung có kích thức  Cao : 2m, rộng 5,4 , ngang 2,7 m. Khung mang theo   trống với kích thước chuẩn ( Trống có đường kính 2 m, cao   m ) .

HÌnh 2 : Khung trượt của máy thí nghiệm

Khung trượt theo độ sâu để đánh giá dòng chảy thực từ mặt nước đến đáy.

Hình 3 : Mô hình máy thí nghiệm với đa dạng độ sâu.

Cách làm trên sẽ giảm chi phí trong quá trình thí nghiệm và tăng thêm sự chọn lựa trong đầu tư ./.