Giải pháp gì cho ĐBSCL với biến đối khí hậu ?

Quan điểm của Tiến sĩ Phan Hoàng Đồng cũng trùng hợp với quan điểm của các chuyên gia các nước đồng thuận trong Hội nghị Deltas 2013 tại Tp Hồ Chí Minh vào 5/2013. Đó là sự bền vững dựa vào 3 E ( Enviroment, Economic, Equal- Môi trường, Kinh Tế, Bình đẵng trong xã hội) 
 
Giải pháp gì cho ĐBSCL ? 
Song để có giải pháp ứng xử cụ thể với ĐBSCL, trước hết nên xác định rõ ràng mục tiêu sản xuất hàng hóa của ĐBSCL là : Phát triển xanh ĐBSCL vì nguồn thực phẩm cho thế giới.
Với mục tiêu trên, nguồn thực phẩm bao gồm gạo, thủy sản, heo gà và trái cây.
Như vậy không phải chúng ta bằng mọi giá chỉ sản xuất gạo.
Để tính toán giải pháp cụ thể cho ĐBSCL, chúng ta hiểu những nhu cầu cho sản xuất với mục tiêu trên. 
Trước hết ĐBSCL cần lũ để lấy thủy sản và phù sa cho đồng ruộng để giảm chi phí phân bón và duy trì độ sự ổn định phì nhiêu của đất.
ĐBSCL cần chống lũ lớn với các tỉnh vùng sát biên giới Kampuchia.
ĐBSCL cần đủ nước cho đồng ruộng và vườn cây trong mùa khô và chống nhiểm mặn nhất là các tỉnh phía hạ lưu.
Để giải quyết bài toán trên , tác giả  tóm tắt các tham số cơ bản và đặc tính thiên nhiên của ĐBSCL :
1/ Về cao độ : 
– Cao độ bình quân ĐBSCL là 0.8m. 
– Cao độ vùng phía tây ĐBSCL là 1.5m.
– Độ dốc ĐBSCL theo hướng tây bắc – đông nam.
2/ Độ dốc : 
– Độ dốc ĐBSCL theo hướng tây bắc – đông nam.
3/ Hiện tượng chuyển dòng :
Sông Tiền là dòng chính, nối với sông Hậu qua sông Vàm Nam. Sông Vàm Nao rộng 330 m và hàng năm rộng thêm trung bình 1 m. 
4/ Hướng lũ vào Việt nam : 
+ Chảy trong lòng song Tiền và sông Hậu khoãng 80-85%.
+ Chảy tràn qua bên tả ngạn – khu vực Đồng Tháp Mười là 16-12%.
+ Chảy tràn qua khu vực hữu ngạn- Châu Đốc là 4-3%.
5/ Khi nào lũ bắt đầu phá hoại hạ tầng ?
Lũ gây ra nguy hiểm và phá hoại hạ tầng khoãng 10-13 % , lượng nước này không chảy trong lòng sông.
-Khi mực nước Tân Châu đến 3.6 m , lũ bắt đầu phá hoại hạ tầng. 
– Năm 1994, mực nước tại Tân Châu là 4.67m nhưng chỉ còn 0.41m vào mùa khô. ĐBSCL đối diện với rủi ra là nước phá hoại trong lũ nhưng thiếu nước mùa khô.
6/ Thủy triều bờ biển phía Đông của ĐBSCL 
-Bán nhật triều, biên độ cao nhất đến 4.7m. Biên độ trung bình 2.75m
7/ Thủy triều bờ biển phía Tây ĐBSCL 
-Nhật triều không đều, biên độ cao nhất ở Hà Tiên 1.4m, Biên độ trung bình 0.76m.
– Biên độ thủy triều cường ở Rạch Giá cao nhất đến 1.8m.
– Biên độ thủy triều cường ở Hà Tiên cao nhất 0.9m 
Với các số liệu trên chúng ta thấy :
Pha thủy triều hai bờ biển Đông và Tây ĐBSCL lệch nhau nên chúng ta có thể cắt lũ về vịnh Thái Lan. Muốn cắt được nhiều nước để đảm bảo 10-13% chúng ta phải sử dụng động năng của dòng lũ vì ĐBSCL ít chênh lệch về độ cao nên phải triệt để sử dụng động năng của dòng chảy chính để đưa ra biển Tây.
Vì biên độ thủy triều cường tại Rạch Giá 1.8m còn tại Hòn Chông là 0.9m nên lượng nước lũ thoát ra tại Rạch Giá gấp 3.17 lần lượng nước lũ thoát ra tại Hòn Chông ( Chúng ta tính được với công thức Sedi khi B>>> h). Kết quả trên chưa tính toán đến việc sử dụng động năng của dòng chảy khi thoát lũ. Như vậy Chính phủ nên xem xét tại giải pháp thoát lũ ra Hòn Chông. 
Để giải quyết việc cung cấp nước cho mùa khô, chúng ta phải có hồ trữ nước. Kết hợp hồ đón lũ trong mùa lũ và cung cấp nước cho mùa khô nên chúng ta cần khôi phục hồ tại Đồng Tháp Mười và tuyến kênh lớn nối hồ Đồng Tháp Mười và Rạch Giá và các hồ thích hợp khác.
Vấn đề nước biển dâng cho biến đổi khí hậu ?
Để chống ngập lụt do nước biển dâng, trước hết chúng ta cần rõ các khái niệm sau :
a/ ĐBSCL bị ngập do nước biển dâng cao.
b/ ĐBSCL bị ngập do ĐBSCL bị lún so với trạng thái bình thường.
Với trạng thái ĐBSCL bị ngập do nước biển dâng cao, theo tôi chúng ta nên áp dụng chiến lược giảm thiểu và thích nghi. Đó là chuyển đổi các đối tượng trồng trọt hay chăn nuôi thích hợp với môi trường mới. Ví dụ giảm lượng gạo, tăng nuôi trồng thủy sản, trái cây phù hợp với môi trường mới. Nên cân nhắc việc đào kênh hay nạo vét kênh nối từ biển vào ĐBSCL làm tăng độ nhiểm mặn mà nên áp dụng giải pháp khác nhưng vẩn đảm bảo mục tiêu.
Với trạng thái ĐBSCL bị ngập do bị lún với trạng thái bình thường vì sử dụng quá nhiều nước ngầm thì cần có sự chuyển đổi. Khuyến khích dân sử dụng nước mặt trong trồng trọt và chăn nuôi. Chọn giống tôm cá thích hợp với nước mặt, sử lý tốt nguồn nước mặt khi nuôi tôm cá. Cần đánh thuế lủy tiến khi sử dụng nước ngầm. Với các nhà máy nước ở ĐBSCL nên chuyển sang sử dụng nước mặt . Khuyến khích dân sử dụng nước mưa, trữ nước mưa cho sinh hoạt và Nhà nước ưu tiên đưa nước sinh hoạt về các khu dân cư tập trung.
Nếu dân miền Trung phá rừng thì phải nhận lũ thì dân ĐBSCL sử dụng nước ngầm là tự đưa nước vào nhà!
Hiện có những tổ chức phi chính phủ hổ trợ nông dân ĐBSCL các loại máy bơm nước ngầm bằng năng lượng mặt trời. Chính phủ Việt Nam nên làm rõ hiệu quả và tác hại của những trợ giúp trên. 
Để giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế và xã hội ĐBSCL , chính phủ nên trợ giúp việc nghiên cứu Ngân hàng thóc và cảng chuyên dùng xuất gạo và hàng hóa cho ĐBSCL. 
KS Doãn Mạnh Dũng