Hội Biển Tp HCM góp ý kiến với Quốc hội

 

2- Ý kiến của KS Doãn Mạnh Dũng – Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Biển Tp HCM
Với tư cách là người phát minh và tìm ra nguồn tài nguyên cảng tại vịnh Vân Phong năm 1997 với tên gọi đầu tiên là “Cảng Văn Phong – cảng lớn nhất bán đảo Đông Dương, Trung tâm trung chuyển công-ten-nơ”, tôi góp ý kiến như sau :
1- Với 3 Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc tôi đề nghị tạm đình hoãn việc triển khai vì các lý do sau :
-Mỹ đang rút vốn về Mỹ. EU chưa chấp nhận EVFTA. Như vậy vốn các cường quốc văn minh đang tạm ngưng vào Việt Nam.
– Trung Quốc xây dựng xong cơ sở quân sự tại các đảo chiếm được ở Hoàng Sa và Trường Sa và đang tìm cách hợp pháp chiếm các vùng quan trong ven biển của Việt Nam. Việc hình thành 3 Đặc khu là giúp Trung Quốc hợp pháp tiến vào đất liền Việt Nam để bảo về sự bành trướng của Đường lưỡi bò.
– Với vịnh Vân Phong, họ vào hủy hoại tiềm năng cảng Trung chuyển hoặc chiếm hữu thì Việt Nam mất cơ hội cạnh tranh trong lỉnh vực cảng Trung chuyển.
Hy vọng Quốc hội cân nhắc và đừng hợp pháp hóa đưa Trung Quốc vào vịnh Vân Phong.
2- Với chiến lược Điện năng Việt Nam đang bị đe dọa đến mối trường vì phát triển điện than,  tôi đề nghị với ông Trương Trọng Nghĩa chuyển đến Quốc hội là Việt Nam có đủ nguồn năng lượng từ động năng dòng hải lưu.Nguồn này tương đương mỏ dầu ở Trung Đông nhưng sạch và mãi mãi không cạn. Vì đây là nguồn năng lượng từ mặt trời và trạng thái quay của trái đất. Hơn nữa tôi đã tìm ra công nghệ để chuyển nguồn năng lượng này thành điện năng với giá rẽ để có thể cạnh tranh và thay thế điện than, thủy điện và các loại hình điện năng khác. Chúng tôi đã thí nghiệm thành công về nguyên lý và đang thương lượng nguồn tài chính để thí nghiệm ngoài tự nhiên ở bờ biển miền Trung Việt Nam. Chúng tôi mong Việt Nam ủng hộ về chính sách vị trí thí nghiệm  và tôn trọng bản quyền phát minh.
3- Hoạt động của giới trí thức trong Hội ngày càng khó khăn. Nguyên nhân chính là những sản phẩm trí tuệ của Hội viên trí thức không bình đẵng với các nhóm tư vấn là sân sau của các quan chức. Tôi cho rằng không cần thiết quy định Bí thư tỉnh hay Chủ tịch tỉnh buộc phải là người của tỉnh khác. Đó là tư duy thời sơ khai của “Oan Thị Kính”. Thời đó phải chờ Thị Kính chết thì vụ án mới được giải. Còn thời đại hiện nay, với công cụ kế toán hiện đại và sự minh bạch là có thể biết nguồn tiền từ đâu mà có, rút ra khi nào và đi về đâu. Giải pháp đơn giản là Quốc hội cần có Luật  cấm tất cả các quan chức nhận lợi ích dưới  bất cứ trạng thái nào nhờ  quyền lực từ chức vụ đang đảm trách. Mọi sự vi phạm đều bị phạt tiền và buộc thôi việc. Vị trí quan chức là nơi cống hiến chứ không phải là nơi làm giàu.
4- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói ở Thủ đức : “Cô bác nói là bán đất công, tôi xin nói lại đây không phải là đất công, mà là một dự án được UBND TP chấp thuận địa điểm để doanh nghiệp sử dụng vốn tự có của mình và vay ngân hàng để đền bù cho người dân, thực hiện dự án chứ không phải là đất công”.
Nói như vậy là vi Hiến. Vì Hiến pháp 2013 quy định “Đất là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân ” và không có dạng sở hữu khác. Tổ chức và cá nhân chỉ có quyền sử dụng và quyền chuyển quyền sử dụng. Quy trình chuyển đối đất công thành đất “không phải là đất công” của doanh nghiệp trực thuộc Thành ủy Tp HCM để kiếm lời là vi Hiến. Để tránh sự việc tương tự, Quốc Hội cần thành lập Tòa Bảo Hiến. Nhưng để tránh sự lợi dụng đất công để tìm lợi nhuận và tham nhũng thì Quốc hội nên chấp nhận “Đa sở hữu ruộng, đất”.
Lời kết, tôi muốn chuyển đến các quan chức cao cấp câu chuyện về lòng dân :
Một kẻ chặn đường dùng vủ lực cướp được cục vàng. Sau đó cắt cục vàng ra bán để ăn dần. Dân gọi kẻ đó là “cướp”. Một kẻ tham gia cướp chính quyền, sau đó bán chữ ký để ăn dần thì không thể dùng ngôn từ khác mà buộc gọi là  ” cướp”. Những hành động tham nhũng, ích kỷ của các quan hôm nay đã làm xấu hổ vong linh ông,cha của họ. Và người  dân ước gì nếu không có cha ông của đám tham quan này thì dân Việt sẽ hạnh phúc hơn.

Ghi chép lại nội dung phát biểu của PGS-TS Lê Kế Lâm và KS Doãn Mạnh Dũng