Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã được nhào nặn ra như thế nào.Viện Phân tích kinh tế của Nga,

  Pravda, 18/12/2009,

Rõ  ràng là thế giới cần phải chuyển hướng phát triển theo cơ chế sạch (CDM). Tuy nhiên cơ sở khoa học của sự chuyển hướng này đó là Biến động khí hậu, đặc biệt là thành phần ấm lên toàn cầu do tác động của con người, do IPCC đề xướng vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của các nhà khoa học. Để xây dựng chiến lược chuyển hướng theo CDM và thích ứng lâu bền với biến động khí hậu chúng ta cần tìm hiểu thêm đầy đủ các nhóm quan điểm. Sau đây thông điệp ngược chiều từ Viện Phân tích kinh tế của Nga. PGS. TS. Hoàng Xuân Nhuận giới thiệu.

Công trình nghiên cứu của Viện Phân tích kinh tế: “Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã được nhào nặn ra như thế nào. Trường hợp nước Nga”, sẽ được công bố trong thời gian tới và là một thông điệp ngỏ cho các nhà khoa học phương tây. Trong bài báo của mình, những nhà nghiên cứu Nga đã chứng minh rõ ràng rằng giả thiết về diễn biến của hiện tượng ấm lên toàn cầu được xây dựng trên cơ sở dữ liệu không đầy đủ và được cố ý chọn lọc nhằm thu được kết quả cần thiết.

Trong thời gian dài, dữ liệu gốc của chuỗi quan trắc khí hậu 150 năm, cơ sở để đề xuất luận thuyết ấm lên toàn cầu, được bảo mật đối với tất cả những ai không phải là chuyên gia của UB Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Mọi yêu cầu truy cập cơ sở dữ liệu của các tổ chức, không thuộc IPCC quản lý, hoặc là không được đáp ứng hoặc là chỉ được thoả mãn một phần.

Sau ngày 08/10/2009, khi một phần cơ sở dữ liệu khí hậu  được giải mật, thì nhiều người nẩy ra ý định kiểm chứng những kết luận của IPCC, bởi lẽ có không ít nhà khoa học ngay từ đầu đã cho rằng chúng chưa đủ tin cậy.

Bắt tay vào nghiên cứu dữ liệu, các chuyên gia của Viện Phân tích kinh tế của Nga đã ngay lập tức chú ý đến tính không đầy đủ và không toàn diện của dữ liệu  được cấp.

Trong số 5000 trạm khí tượng, hiện có trên toàn thế giới, các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu phối hợp tại Trung tâm Khí hậu thuộc Đại học Đông Anh (UBE) và Trung tâm Khí tượng Hardley chỉ công bố danh mục của 1500 trạm. Dữ liệu của những trạm còn lại, theo phát ngôn viên của nhóm, không thể được công bố nếu những ai quan tâm không xin được phép của chính phủ của nước có trạm.

Quan điểm như  đã nêu không thể xem là minh bạch. Bởi lẽ, như  đã biết là Cục Khí tượng Nga đã cho phép tự do truy cập dữ liệu của 476 trạm khí tượng hiện đang hoạt động trên lãnh thổ Nga vào năm 2006. Tuy nhiên, chỉ có dữ liệu của 121 trạm được sử dụng để nghiên cứu và như vậy, các chuyên gia Anh chỉ chọn lọc dữ liệu của những trạm phù hợp với ý đồ của họ.

Khi nghiên cứu các trạm được chọn này, các chuyên gia Nga đã phát hiện thấy ít ra là 40% lãnh thổ của Liên bang Nga đã bị gạt ra ngoài và đôi khi trọn vẹn cả một vùng khí hậu đã không được xét đến. Tóm lại là Trung tâm khí tượng Hardley đã không sử dụng thông tin của 355 trạm khí tượng.

Vấn đề là, trong suốt 80 năm qua, biểu đồ nhiệt độ tại những trạm vừa nêu không thể hiện bất cứ sự biến động nào phù hợp với quy luật ấm lên toàn cầu của nhiệt độ trung bình năm. Do không thể giải thích được việc không sử dụng chúng một cách hợp lô gích, nên các chuyên gia của Viện Phân tích kinh tế đã cho rằng các trạm khí tượng này đã được xem là không thích hợp chỉ vì chúng không thể hiện xu thế ấm lên vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một cách rõ ràng.

Đáng ngạc nhiên, nhưng đó là sự thật – rằng trong nghiên cứu của Trung tâm khí tượng Hardley thì 68 trong số 69 trạm khí tượng của Nga, được xây đựng vào thập niên 1950 và tất cả 38 trạm, bước vào hoạt động sau 1960 đều bị loại ra ngoài. Đối với mục tiêu cứu như đã nêu thì đương nhiên là các trạm nghiên khí tượng lâu đời, đã thực hiện quan trắc từ cuối thế kỷ XIX, cần được ưu tiên, nhưng không thể vì thế mà khoảng 1/3 số trạm hoá ra là vô dụng.

Việc thất thoát các mảng dữ liệu nhiệt độ lớn đến mức được xem là hoang đường! Trạm Xоrtаvаlа tại Каrеlie hoạt động từ1881 đến nay và chỉ bị gián đoạn trong thời gian chiến trạnh vệ quốc vĩ đại (thế giới chiến II). Cục Khí tượng Nga đã cung cấp đầy đủ tất cả dữ liệu quan trắc đã được thực hiện trong 120 năm. Mặc dù vậy, các nhà khoa học Anh đã “đánh mất” dữ liệu về giai đoạn ấm lên tại Karelie trong thập niên 1930 và những giai đoạn ấm lên khác, như vậy khoảng 80 – 85% dữ liệu của trạm đã không được sử dụng.

Do những phiếm khuyết như đã nêu ở trên, chỉ số ấm lên cho nước Nga, do Trung tâm khí tượng Hardley xác định, là khoảng 2,0 0C. Trong khi đó, nếu sử dụng dũ liệu của tất cả các trạm khí tượng, các chuyên gia Nga đã tính được chỉ số này là nhỏ hơn 1,4 0C. Quan trọng hơn, thay vì biểu đồ tăng nhiệt độ đột biến vào cuối thế kỷ XX (có hình dạng như chiếc gậy khúc côn cầu mà IPCC quảng bá) thì họ chỉ thu được một biểu độ tăng chậm và đều đặn.

Trên cơ sở  kết quả thu được, các chuyên gia của Viện Phân tích kinh tế tuyên bố, nếu như những thiếu sót tương tự cũng được phát hiện trong việc xử lý dữ liệu quan trắc khí tượng của các nước khác, thì việc điều chỉnh các kết quả tính toán khí hậu đã được IPCC công bố là không thể tránh khỏi vì có thể có sự khác biệt rất lớn giữa sự tăng nhiệt độ thực tế so với cái gọi là huyền thoại ấm lên toàn cầu.

Pavel Urushev.

http://www.pravda.ru/science/planet/environment/18-12-2009/1004670-climategate-0/#

Copyright © 1999-2009, технология и дизайн принадлежат ЗАО «Правда.Ру». 
Использование материалов сайта (распространение, воспроизведение, передача, перевод, переработка и др.) допускается только с письменного разрешения редакции. 
Мнения и взгляды авторов не всегда совпадают с точкой зрения редакции.