Học thuyết 3 Tài nguyên và sự phát hiện dòng hải lưu tầng đáy Bắc Nam – KS. Doãn Mạnh Dũng

Học thuyết 3 Tài nguyên và sự phát hiện dòng hải lưu tầng đáy Bắc Nam – KS. Doãn Mạnh Dũng

Sơ đồ độ sâu cửa vịnh Gành Ráy do Nhật khảo sát và vẽ đầu thập niên 1990.

Tuổi thiếu nhi đất Sài Gòn xưa được học câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói mù xem voi”. Ông thầy sờ chân voi, mô tả con voi như cột nhà. Ông sờ tai voi nói voi như cái quạt. Ông sờ vòi voi, nói voi như con trăn to…  Câu chuyện trên đã dạy chúng ta cần nhìn sự vật và hiểu chúng sao cho đúng bản chất mà chúng đang có. Nhờ sớm tiếp cận với cuộc sống  thật , tôi hiểu đất miền Đông rất ít thứ để ăn như trái cây, tôm cá. Ai có bà con ở miền Tây thì có đủ thứ cá, mắm rất ngon. Ở chiến khu Đ, má tôi phải dùng mắm nước kho tiêu để qua bữa. Đầu thập niên 1950, giữa thành phố Biên Hòa, cần đi đâu đều phải dùng xe ngựa. Khi đó Sài Gòn bắt đầu thấy xe gắn máy.

Người dân miền Đông nghèo vì Tài nguyên thiên nhiên ở miền Đông kém miền Tây  trong lĩnh vực nuôi tôm, cá, trái cây.

Chiếc xe gắn máy chắc chắn tốt nhiều hơn chiếc xe ngựa.

Những sự thật đó đã dạy tôi đi đến kết luận rằng mọi hàng hóa hay dịch vụ đều phải sử dụng sức lao động của con người hay gọi là Tài nguyên sức lao động cơ bắp hoặc Tài nguyên cơ bắp, Tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khí hậu… và Tài nguyên trí tuệ. Theo thứ tự trên, Tài nguyên sau sẽ đem nhiều lợi nhuận hơn Tài nguyên trước.

Khi những ông bà chủ đất miền Tây, hay miền Đông biết sử dụng Tài nguyên trí tuệ để khai thác Tài nguyên thiên nhiên thì họ không những giàu có mà thừa tiền giúp cho người nghèo không phải lo sự đói nghèo.

Tài nguyên trí tuệ, từng bước giúp con người tạo ra những hàng hóa hay dịch vụ tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người.

Nước Việt Nam hình chữ S, có bờ biển Đông chạy dọc theo hướng Bắc Nam. Người Việt Nam ai cũng mong muốn bờ biển Đông của quê hương mình sẽ có cảng lớn để thuận lợi trong trao đổi hàng hóa hay nguyên vật liệu. Đó là khát vọng chính đáng của con người.

Với Tài nguyên trí tuệ ngày càng được tích lũy và đưa vào sản xuất nên xuất hiện ngày càng nhiều những con tàu có xu hướng to lớn hơn, mớn nước sâu hơn. Vì lý đo đó, cảng biển mà chúng ta định xây dựng phải có mớn nước sâu đáp ứng cho những con tàu hiện tại và tương lai. Xưa Hội An là cảng biển tốt nhất Đông Nam Á cho các thuyền từ Nhật và Trung Quốc đến. Khi con tàu từ châu Âu xuất hiện thì cảng Hội An không đáp ứng được nên trở thành viện bảo tàng và cảng Sài Gòn trở  thành hòn ngọc Viễn Đông.

Hiện nay lảnh đạo thành phố Hồ Chí Minh- Sài Gòn xưa- mong muốn thành phố Hồ Chí Minh khôi phục lại vai trò xưa của hòn ngọc Viễn Đông.

Để hiểu khát vọng trên có thể thành hiện thực hay không, chúng ta cùng làm một thí nghiệm như sau :

Bạn dùng 2 bình C  và  X chứa nước màu khác nhau có mặt thoáng rộng. Dùng 1 ống nhựa trắng nối nước tầng mặt của 2 bình còn 1 ống khác nối nước tầng đáy của 2 bình. Dùng 1 đèn có sức nóng chiếu vào bình  X. Bạn sẽ thấy xuất hiện dòng chảy mặt từ X đến C và dòng chảy đáy từ C đến X. Khi dùng 2 đèn thì tốc độ dòng chảy tăng lên.

Thí nghiệm trên do KS Doãn Mạnh Dũng thực hiện cuối thập niên 1990 để giải thích quy luật sâu và nông của các vịnh ở bờ biển Đông Việt Nam. Từ đó kết luận :” Các vịnh ở bờ biển Đông Việt Nam  khi không có dòng  sông lớn từ dãy Trường Sơn đổ vào và khi cửa vịnh nhìn về hướng Nam thì sâu.”

Với thí nghiệm trên , chúng ta có kết luận rằng : Vì chênh lệch nhiệt giữa Xích đạo và Cực trái đất nên có dòng chảy tầng đáy từ Cực về Xích đạo. Khi trái đất ấm lên, tốc độ dòng chảy sẽ tăng lên.

Hiện tượng xuất hiện dòng chảy tầng đáy từ Cực về Xích đạo hoàn toàn độc lập với trạng thái quay của trái đất. Hiện nay trái đất quay từ Tây sang Đông nên dòng tầng đáy từ Cực về Xích đạo vừa di chuyển theo hướng từ Bắc xuống Nam vừa di chuyển theo hướng từ Đông sang Tây. Đây là phát minh do Ks. Doãn Mạnh Dũng tìm ra từ giữa thập niến 1990 để xác định mô hình cảng biển ở bờ biến Đông Việt Nam nhằm chống lại sa bồi vào cảng và bão tố.

Vì bờ biển Đông Việt Nam nằm ở bờ Tây của đại dương nên các cửa sông đổ ra biển Đông đều bị bồi lấp. Nếu trái đất đổi ngược chiều quay từ Đông sang Tây thì các cửa sông bờ biển Đông Việt Nam sẽ không bị lấp.

Từ giữa thập niên 1980, TS. Nguyễn Khắc Duật viết sách “Địa lý kinh tế vận tải Biển ” (Trg 8, NXB GTVT 1987 ) có đưa biểu đồ về quan hệ giữa độ sâu luồng và vốn đầu tư. Trong biểu đồ trên vốn đầu tư Q tăng theo hình Pa-ra-pôn trong khi độ sâu tăng theo chiều ngang của trục hoành h. Có nghĩa là để tăng độ sâu luồng tàu biển, chi phí sẽ tăng ngoài sự kiểm soát của con người.

Với sự phân tích trên, chúng ta không thể đưa mô hình cảng ở châu Âu sử dụng tại bờ biển Đông Việt Nam.

Trái đất hình cầu, bán kính trái đất tăng dần từ Cực đến  Xích đạo. Khi dòng chảy tầng đáy di chuyển từ Cực về Xích đạo thì bán kinh trái đất tăng lên, yếu tố này làm tốc độ của dòng chảy tăng lên nhờ tích tụ năng lượng. Vì vậy sử dụng kinh nghiệm làm cảng biển của Nhật vào bờ biển Đông Việt Nam là sự sai lầm.

Vùng Xích đạo như Singapore không có chênh lệch nhiệt nên dòng hải lưu rất yếu khó ảnh hưởng đến sự di chuyển sa bồi vào khu vực cảng. Vì vậy sử dụng kinh nghiệm làm cảng của Singapore vào bờ biển Đông Việt Nam cũng là sự sai lầm.

Con tàu muốn vào các cảng miền Đông Nam bộ buộc phải vượt qua cửa vịnh Gành Ráy sau đó mới vào cảng Cái Mép-Thị Vãi hay cửa sông Lòng Tàu  khu vực Gò Gia… Điểm tử huyệt của toàn bộ vùng nước này là cửa vịnh Gành Ráy. Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa 1992, người Nhật đã vào khảo sát và cung cấp cho người Việt Nam các đặc tính tự nhiên của vịnh Gành Ráy, rất tiếc người Việt Nam có quan điểm : “Bàn tay ta làm nên tất cả . Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”. Đây là nguyên nhân cốt lõi mà cảng Thị Vãi-Cái Mép hình thành trên 20 năm nhưng không thể trở thành cảng Trung chuyển quốc tế mà chỉ là hệ thống cảng vệ tinh cho cảng Singapore. Nói cách khác, tại vịnh Gành Rái không có tài nguyên cho mục tiêu cảng Trung chuyển quốc tế.

Với trí khôn, loài người đã chọn xây dựng các công trình theo các quy luật của tự nhiên. Nơi không có Tài nguyên cảng biển lại được xây dựng siêu cảng biển, nơi có Tài nguyên cảng biển lại được chọn làm du lịch. Đó là cách đưa đất nước đến nghèo nhanh nhất.

Xây dựng một cảng Trung chuyễn quốc tế là một sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường hàng hải thế giới. Các kiến thức cạnh tranh trong cảng Trung chuyển quốc tế đều là bí mật riêng của từng quốc gia.  Các chuyên gia cần nhiều kiến thức tích lũy chứ không thể đơn thuần chỉ cần có mơ ước và khát vọng. Việt Nam đã có bài học quá lớn về xây dựng đê chắn sóng cho cảng Dung Quất, nạo vét luồng Định An,  xây dựng luồng tàu biển Quan Chánh Bố, nạo vét luồng Soài Rạp…

Đôi dòng về Học thuyết 3 Tài nguyên và sử dụng trí tuệ để hiểu biết hơn về các cửa sông ở bờ biển Đông Việt Nam. Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích cho người Việt Nam./.